1. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về lí tưởng sống với sự hy sinh cho đất nước, tôn trọng và bình đảng đối với tất cả người dân. Bác luôn đề cao lòng yêu thương và đoàn kết, và sẵn sàng kiên nhẫn và nhẫn nại vượt qua mọi khó khăn.
2. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Anh hùng Lý Tự Trọng
Anh hùng Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ra trong một gia đình yêu nước và khởi nghĩa ở Hà Tĩnh. Sống trong cảnh “nước mất, nhà tan”, gia đình Lý Tự Trọng phải lưu lạc nơi xứ người. Lý Tự Trọng ngay từ nhỏ đã cần cù lao động, ham học, thấu hiểu những gian khổ mà nhân dân ta phải chịu dưới ách thống trị của thực dân phong kiến.
Năm mười tuổi, ông được cử sang Quảng Châu học tại trụ sở của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở Trung Quốc. Từ đó, Lý Tự Trọng được cử làm nhiệm vụ liên lạc và giúp việc cho cơ quan Tổng bộ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu. Đồng chí tích cực tham gia liên lạc giữa Tổng bộ với các cán bộ Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc, chuyển thư từ tài liệu cách mạng.
3. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Kỹ sư trẻ Vũ Văn Bình
Kỹ sư trẻ Vũ Văn Bình sinh năm 1989 tại Hải Phòng, một thanh niên đang ở đỉnh cao khoa học công nghệ của Viettel. Bình là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, tốt nghiệp năm 2012. Anh là trưởng phòng cố định băng rộng tại Viettel, và được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Anh và các đồng nghiệp đã nghiên cứu và lựa chọn thành công công nghệ Internet băng thông rộng GPON. Nghiên cứu này đã giúp tập đoàn tạo ra một dịch vụ chất lượng cao hơn. Ngoài ra, Bình còn chủ trì nghiên cứu, tự thiết kế hệ thống chính (hệ thống Headend) của các dịch vụ truyền hình. Vũ Văn Bình không chỉ là một gương mặt trẻ xuất sắc mà còn là một bí thư năng nổ.
4. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1-2-1940 tại làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1956, Nguyễn Văn Trỗi một mình vào Sài Gòn sinh sống. Ở đây, anh vừa làm thuê để kiếm sống, vừa học nghề điện, sau đó trở thành công nhân Nhà máy điện Chợ Quán.
Năm 1963, Nguyễn Văn Trỗi gia nhập trở thành một chiến sỹ biệt động Sài Gòn. Bước vào đời hoạt động cách mạng, anh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Có lần anh đã ném lựu đạn làm chết và bị thương một số tên địch.
Khi anh bị giặc bắt, anh đã chịu bao nhiêu cực hình tra tấn của địch, nhưng anh vẫn luôn luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, bảo vệ cơ sở cách mạng và tìm cách vượt ngục để được tiếp tục chiến đấu. Nhiều lần anh đã nói thẳng vào mặt kẻ thù: “Còn giặc Mỹ, không ai có hạnh phúc cả”. Câu nói ấy không chỉ gây xúc động trong tuổi trẻ và nhân dân ta mà cả tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Tuy biết trước sẽ bị tử hình nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Tại pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản, tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm băng đen rồi nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”.
5. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm
Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại Hà Nội trong một gia đình có năm người con. Gia đình bác sĩ Trâm là một gia đình trí thức yêu nước, bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ. Đặng Thùy Trâm có tuổi thơ gian khó trong những năm kháng chiến. Cô là người yêu văn học nên đọc nhiều sách, thuộc lòng nhiều bài thơ, chịu ảnh hưởng về tính cách của những nhân vật lý tưởng trong văn học, chẳng hạn như Pavel Korchagin trong “Thép đã tôi thế đấy”, Ruồi Trâu… Đó là những nhân vật mà lý tưởng sống của họ luôn cháy bỏng trong cô thời xuân xanh. Nối bước cha mẹ, cô thi đỗ Đại học Y khoa Hà Nội và tốt nghiệp trước thời hạn một năm. Ra trường, cô tình nguyện vào Trường Sơn công tác tại chiến trường Quảng Ngãi, cô đã có thể chọn nghề và sống một cuộc đời bình lặng. Nhưng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam ruột thịt, cô gái Hà Nội ấy đã quyết định đi đến nơi ác liệt nhất.
6. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu
Bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu (28 tuổi, Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM) Sẵn sàng xuống tóc để đi vào tuyến lửa Bắc Giang, góp một phần sức lực vào công cuộc chống dịch: “Tôi mong đến ngày có lệnh điều động để bản thân có thể thực hiện được lý tưởng của tuổi trẻ, được cống hiến phần nào sức mình cho cuộc chiến chống đại dịch, sớm trả lại cuộc sống bình yên cho dân. Và hôm nay tôi đã đạt ý nguyện ấy” – bác sĩ Đặng Minh Hiệu nói.
7. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Steve Jobs
Thời gian của bạn không nhiều, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều – đó là sống với kết quả suy nghĩ của người khác. Đừng để âm thanh của những quan điểm khác lấn át đi giọng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy giữ lấy sự can đảm để đi theo trái tim và trực giác. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành con người như thế nào. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu
8. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Lê Bá Khánh Trình
Khi nhắc đến “Cậu bé Vàng” Toán học của Việt Nam ở thế kỷ XX, chắc hẳn không ai không biết đến Lê Bá Khánh Trình, thần đồng Toán học nổi tiếng. Lê Bá Khánh Trình, sinh ngày 19/5/1962, tại Huế. Ông là một trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia Olympic Toán Quốc tế ở Luân Đôn, Anh, năm 1979, khi đó, ông là học sinh tại lớp chuyên toán trường Quốc học Huế. Ông đã đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối, đồng thời, đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này, và là học sinh Việt Nam duy nhất đoạt giải đặc biệt trong một kỳ thi Toán Quốc tế tính đến nay. Lê Bá Khánh Trình được mệnh danh là “cậu bé vàng của Toán học Việt Nam”. Sau kỳ thi trên, ông theo học tại khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên Lô-mô-nô-xốp, Matxcơva và bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ. Trở về Việt Nam, ông làm giảng viên Khoa Toán – Tin học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM kiêm thỉnh giảng Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TPHCM, cho đến nay. Năm 2005, ông là trưởng đoàn học sinh giỏi toán Việt Nam đi thi IMO 46 tại Mê-hi-cô. Năm 2013, ông tiếp tục là trưởng đoàn Việt Nam tham dự Olympic toán quốc tế (IMO-International Mathematics Olympiad) lần thứ 54 từ ngày 18-28/7, tại Santa Marta (Colombia) đã giành về 6 huy chương, với 3 Huy chương Vàng và 3 Huy chương Bạc. Nhiều năm liên tiếp ông có đóng góp to lớn trong việc giảng dạy những học sinh được chọn để đi thi Olympic toán quốc tế.
9. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Ca sĩ Thái Thùy Linh
Ca sĩ Thái Thùy Linh nổi tiếng với chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện, hội tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia đến các bệnh viện để phục vụ văn nghệ và quyên góp từ thiện cho các bệnh nhân khó khăn.
10. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Nguyễn Trần Hoàng Việt
Nguyễn Trần Hoàng Việt, anh chàng sinh viên năm 4 ngành ngoại thương ĐH Hoa Sen – đã tạo ra Cây Tri Thức, một giá sách công cộng đặt ở sảnh trường đại học để mọi người có thể cùng nhau chia sẻ đam mê đọc sách. Việt mong mỏi không chỉ chia sẻ tri thức với bạn bè. Cháy bỏng hơn, Việt muốn tập tành xây dựng một cộng đồng sống tử tế, trung thực, trân trọng khi nhận và tự nguyện cho đi.
11. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Xuân Diệu
Xuân Diệu thì mải mê với lí tưởng:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ngồi buồn le lói suốt trăm năm”
Cảm ơn nhà thơ đã đem đến một quan niệm mới về lí tưởng của cuộc sống. Chắc hẳn, chúng ta ai cũng biết Xuân Diệu là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, yêu đời một cách tha thiết nhất. Chính vì thế nhà thơ đem hết trái tim của mình cống hiến cho cuộc sống này, cho lí tưởng sống tràn đầy yêu thương. Xuân Diệu mong muốn được sống chân thành với lí tưởng của riêng ông, được hiến dâng cả cuộc đời để đổi lấy “1 phút huy hoàng”, đó là giây phút cháy bỏng của một tâm hồn sống trong lí tưởng. Đồng thời, nhà thơ cũng muốn gửi gắm lí tưởng sống ấy cho mọi người trong cuộc đời. Sống phải sống sao cho đáng sống, phải đem hết dũng cảm để sống cho cái lí tưởng của mình, để từ đó tìm ra phương hướng đi theo tiếng gọi của “lí tưởng” như L. Tôn-xtôi đã khẳng định “không có lí tưởng thì không có phương hướng, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”
12. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Theo triết gia Aristotle
“lý tưởng sống của con người là sự hạnh phúc. Ông cho rằng hạnh phúc không phải là sự thoả mãn nhu cầu vật chất mà là một trạng thái tâm trí, một sự thỏa mãn của tâm hồn. Nếu con người đạt được sự cân bằng giữa các yếu tố như sức khỏe, tình bạn, tình yêu, thành công và trí tuệ, họ sẽ đạt được hạnh phúc và lý tưởng sống của mình.”
13. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Theo nhà văn Albert Camus
“Lý tưởng sống của con người là tự do và nghĩa vụ đối với chính mình và xã hội. Camus cho rằng con người cần phải đối mặt với sự vô nghĩa của cuộc sống và tự chịu trách nhiệm đối với hành động của mình. Chỉ khi con người có sự tự do và chịu trách nhiệm, họ mới có thể đạt được lý tưởng sống của mình.”
14. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Paulo Coelhog
“Lý tưởng sống của con người là sự khám phá bản thân và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời. Ông cho rằng con người cần phải khám phá bản thân và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời để đạt được sự thỏa mãn và hạnh phúc. Theo Coelho, sự khám phá bản thân và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời sẽ giúp con người sống đúng với chính mình và đạt được sự tự do tinh thần.”
15. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Friedrich Nietzsche
Theo nhà triết học Friedrich Nietzsche, lý tưởng sống của con người là sự sáng tạo và đổi mới. Ông cho rằng con người cần phải có sự sáng tạo và đổi mới để đạt được lý tưởng sống của mình. Theo Nietzsche, sự sáng tạo và đổi mới sẽ giúp con người phát triển và tiến bộ, đồng thời tạo nên những giá trị mới cho xã hội.
16. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Martin Luther Kin
“lý tưởng sống của con người là sự đấu tranh cho công bằng và tình người. Ông cho rằng mỗi người đều có trách nhiệm đấu tranh cho những giá trị đúng đắn và chấp nhận tất cả mọi người bằng tình yêu thương. Ông cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của giáo dục và việc đối xử với nhau bằng cách tôn trọng và thương yêu.”
17. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Mahatma Gandhi
Gandhi là một trong những biểu tượng lớn nhất của sự phi thường trong việc đấu tranh cho sự công bằng và phi bạo lực. Phương châm “Không bạo lực” của ông đã thúc đẩy phong trào dân quyền ở Ấn Độ và trên khắp thế giới.
18. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu đã viết những dòng thơ thật hay về lí tưởng sống:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả ?
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ”
19. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Quách Hồng Y
Có điểm xuất phát không được thuận lợi như bạn bè đồng trang lứa, nhưng suốt 12 năm đèn sách, Quách Hồng Y (lớp 12, Trường THPT Giá Rai) luôn là gương mặt ưu tú trong các hoạt động Đoàn, cũng như thành tích học tập nổi trội.
Vượt qua những khó khăn về hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập, Y luôn phấn đấu vươn lên và nỗ lực đó đã mang về cho em nhiều giải thưởng từ những cuộc thi học sinh giỏi các cấp. Ấp ủ giấc mơ trở thành bác sĩ, Y chia sẻ: “Em vẫn còn khá trẻ để nghĩ ngợi đến những thứ to tát, nhưng em nghĩ, lý tưởng sống của mỗi người là bắt đầu từ những ước mơ và phấn đấu để biến ước mơ đó thành hiện thực”
20. Dẫn chứng về lí tưởng sống – Nguyễn Văn Thạc
Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong gia đình một thợ thủ công. Thạc là con thứ 10 trong gia đình 14 anh chị em. Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ gia đình Thạc phải sơ tán về Cổ Nhuế, Từ Liêm. Khi ấy không có việc làm mà gia đình đông con nên tài sản nhanh chóng cạn dần.
Mẹ Thạc phải đi cắt cỏ bán lấy tiền. Tuy nhà nghèo nhưng Thạc vừa đi học vừa đi làm thêm giúp đỡ bố mẹ. Thạc là một học sinh rất giỏi và đã thi đỗ vào Khoa Toán – Cơ của Đại học Tổng hợp, Thạc đã học thêm để qua chương trình năm học thứ hai để lên năm thứ ba.Nhưng vào khoảng thời gian kháng chiến đó đất nước đang rất cần những người trẻ, Thạc đã dừng việc học để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Trong thời gian kháng chiến anh thường xuyên viết thư kể câu chuyện về cho gia đình.
Kể từ bức thư cuối cùng anh gửi về gia đình ngày 21/7/1972 thì gia đình không nhận được bức thư nào từ anh. Tháng 5/1973 gia đình nhận tin anh đã hi sinh và được chôn cất tại tỉnh Quảng Trị do bị thương nặng và không thể chữa trị.
Tấm gương Nguyễn Văn Thạc cho thấy được sự cố gắng rèn luyện, học tập trau dồi bản thân và cả sự kiên cường. Anh đã học tập không ngừng nghỉ để có thể học nhanh nhất có thể. Anh cũng đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, bảo vệ những người thân yêu trước kẻ địch. Đây là hình mẫu lý tưởng để cho thanh niên hiện nay học tập, rèn luyện có lý tưởng sống đúng đắn đó là lý tưởng của Đảng.