Top 20 Dẫn chứng về tinh thần Lạc Quan tiêu biểu năm 2024

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Lê Thanh Thúy

Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Helen Keller

Helen Keller là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng. Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà Keller rút ra: Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Tiktoker Nhím cười rất xinh

Gần đây, Tiktok nổi lên một tài khoản mang tên “Nhím cười rất xinh”. Chắc hẳn khi xem những video tiktok của cô gái trẻ này, mọi người đều cảm nhận rất rõ sự lạc quan, tích cực hiện lên từ chính nụ cười hồn nhiên, từ lời chào mở đầu mỗi video,… Cô gái trẻ đó không may mắc bệnh thần kinh thực vật – một căn bệnh hiếm. Thế nhưng Nhím vẫn luôn hướng về phía mặt trời, vẫn tiếp tục truyền thông điệp, truyền cảm hứng sống tích cực, sống lạc quan cho hàng triệu hàng triệu người xem.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Isaac Newton

Isaac Newton, một trong những nhà toán học, vật lý học, cơ học, và thiên văn học vĩ đại nhất của người Anh, có một khởi đầu khó khăn. Sinh ra thiếu tháng và yếu ớt, anh thường phải tránh xa những trò chơi hiếu động của bạn bè. Thế nhưng, chính từ những thử thách ấy, ông đã phát triển khả năng sáng tạo và trí tuệ, tự tạo ra những trò chơi cho bản thân và nhanh chóng trở thành một tài năng lỗi lạc.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Hans Christian Andersen

Hans Christian Andersen, người sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, đã trải qua cuộc sống khó khăn và đầy thách thức. Với ít bánh mì để ăn và sự chê cười về ngoại hình xấu xa, cuộc đời của ông ban đầu tràn ngập khó khăn. Tuy nhiên, với ước mơ vươn xa trở thành nghệ sĩ, Andersen đã không ngừng nỗ lực. Anh đã đi khắp nơi, từ Odense đến Copenhagen, tham gia các vai diễn kịch và làm các công việc nhỏ để nuôi sống mình. Nhờ ý chí và tình yêu với nghệ thuật, ông đã trở thành một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế giới, tạo ra những câu chuyện cổ tích kinh điển, vẫn sống mãi trong lòng độc giả, mang lại niềm vui và ước mơ cho hàng triệu trẻ em.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Nick Vujici

Nick Vujicic, một diễn giả nổi tiếng sinh ra với cơ thể thiếu hai tay và hai chân, đã chứng minh rằng bất kỳ trở ngại nào cũng có thể vượt qua. Tốt nghiệp đại học tài chính ở tuổi 21, anh trở thành một người diễn thuyết cảm hứng, lan tỏa thông điệp “cuộc sống không giới hạn” tới hàng triệu người trên toàn thế giới. Nick Vujicic là biểu tượng của ý chí mạnh mẽ và niềm tin vào bản thân.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan - Nick Vujici

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Ludwig van Beethoven

Ludwig van Beethoven không chỉ là một nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng mà còn là một biểu tượng âm nhạc của nước Đức. Mặc dù gặp phải khó khăn về sức khỏe, khi bị khiếm thính và sau đó mất thính giác hoàn toàn, Beethoven không bao giờ từ bỏ niềm đam mê âm nhạc của mình. Thay vào đó, ông đã vượt qua mọi trở ngại và trở thành một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại. Đó là một minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của ý chí và tài năng vượt qua mọi khó khăn.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Kito Aya

Sự lạc quan mạnh mẽ của Kito Aya, cô nữ sinh Nhật Bản phải đối mặt với căn bệnh thoái dây sống tiểu não. Tuy nhiên, nhờ sự lạc quan, sự dũng cảm ý chí cô đã có những ngày sống tràn đầy yêu thương bên mọi người. Cô tâm sự: “Có những người mà sự tồn tại của họ như không khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới thấy họ quan trọng nhường nào. Mình muốn trở thành một người như thế”.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – cô gái xương thủy tinh Nguyễn Phương Anh 

Phương Anh đã bất ngờ lọt vào vòng chung kết và được đông đảo mọi người biết tới. Dù không đoạt giải nhưng hình ảnh cô gái có thân hình nhỏ bé với nghị lực phi thường đã khiến nhiều khán giả thán phục. Ngoài ra, cô cũng từng đạt giải nhì trong một cuộc thi hát tiếng anh. Hiện nay, Phương Anh đang theo học tại trường THPT Việt Đức, dù mang trong mình căn bệnh quái ác, nhưng không vì thế mà cô sống khép mình hay tủi thân trái lại rất hòa đồng tham gia vào rất nhiều các hoạt động cùng bạn bè. Câu chuyện về nghị lực của cô gái xương thủy tinh như một tấm gương để các bạn trẻ thêm tin yêu và lạc quan trong cuộc sống.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Nguyễn Công Hùng

Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: Với cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003, Công Hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. Trung tâm của Công Hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Năm 2006, anh được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “Hiệp sĩ công nghệ thông tin.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Đồng chí Phạm Hồng Sơn

Một tấm gương lạc quan cách mạng nhiều người biết là đồng chí Phạm Hồng Sơn Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307 anh hùng, một tiểu đoàn nổi tiếng nhiều phen làm quân Pháp phải bạt vía kinh hồn; anh đã cùng đồng đội lập nên nhiều chiến công. Nhưng không may trong trận cuối cùng chống giặc càn tại Long Châu Hà, anh bị thương do dính mảnh đạn vào cột sống.

Ra miền Bắc năm 1954, anh được điều trị tại Quân y viện 103. Liệt nửa người, đại tiện, tiểu tiện không làm chủ, thường xuyên sốt cao và chịu những cơn đau buốt giằng xé, lở loét nửa thân người dưới, chịu cuộc sống nặng nề. Một lần, Chính ủy Cục Quân y tới thăm, ông gợi ý anh em có thể tự học ngoại ngữ tạo niềm vui trên giường bệnh và khỏi bỏ phí thời gian.

Cả phòng hưởng ứng, lao vào học. Được vài tuần, mọi người lần lượt bỏ hết. Riêng Phạm Hồng Sơn là trụ được. Từ sáng sớm đến chiều tối, với một ngọn đèn tù mù, mỗi ngày Sơn học thuộc 40 từ, sau nâng lên 50, 60 từ. Thời gian như ngắn lại, không lê thê như trước. Tư tưởng bi quan không còn chỗ đứng. Càng học càng thấy khó, nhưng Sơn đã vượt qua cái khó này và cả sự đau đớn của những cơn đau hành hạ, nhất là mùa Đông giá rét tê cóng thấu xương. Và Phạm Hồng Sơn đã trở thành một dịch giả, chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học của Nga được các nhà xuất bản trân trọng in phát hành. Một tờ báo của Liên Xô lúc đó đã có bài viết ca ngợi Phạm Hồng Sơn và tặng anh danh hiệu “Pavel Korchagin của Việt Nam”…

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – CEO Lương Việt Quốc 

Tinh thần lạc quan trong gian khó, sự cần cù học hỏi đã đưa Lương Việt Quốc thoát ra khỏi số phận của cậu bé nhặt rác trên dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ngày nào trở thành một CEO nổi tiếng, là người đầu tiên sản xuất máy bay không người lái ở Việt Nam.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chủ tịch: trong hoàn cảnh bị bắt và giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch bị lưu đày từ nhà lao này đến nhà lao khác luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ điều và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Thế nhưng ta chưa bao giờ bắt gặp sự bi quan trong con người đó. Bằng chứng là trong hoàn cảnh này Bác vẫn có thể sáng tác ra “Nhật kí trong tù” thể hiện tinh thần rất lạc quan yêu đời của Bác.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương của thái độ sống tích cực. Thầy bị liệt hai tay từ lúc còn nhỏ, không được đi học với bạn bè cùng trang lứa. Dù vậy, thầy vẫn không mất đi niềm tin, từ bỏ bản thân. Lòng thầy luôn cháy lên một ước mơ đó là cắp sách đến trường. Bằng niềm lạc quan thầy đã vượt qua được mặc cảm, tự ti cố gắng tập viết bằng chân mặc dù có lần bị chuột rút đau tê tái. Ngày hôm nay, chúng ta có được một người thầy giáo mẫu mực.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Dawn Faizey Webster 

Không may bị đột quỵ sau khi sinh con vào năm 2003, ở tuổi 30, Dawn Faizey Webster rơi vào tình trạng “khóa trong”. Đây là một hội chứng “khóa” con người trong bên trong thể, các chi hoàn toàn không thể cử động, ngoại trừ chuyển động đầu và mắt. Với sự trợ giúp của một chiếc laptop chuyên dụng, có khả năng đọc chuyển động của mắt, Dawn Faizey Webster đã vượt lên số phận, quyết tâm dành 3 tiếng mỗi ngày để điều khiển các nút bấm bằng đầu và nhập các chữ cái bằng mắt. Với nỗ lực đó, cô đã hoàn thành bằng đại học về lịch sử cổ đại và viết một cuốn tự truyện. Dawn Faizey Webster chia sẻ: “Khi có bằng đại học, tôi đã rất vui và tự hào về bản thân. Không có trở ngại nào ngăn cản tôi, chẳng hạn như bị viêm phổi hai lần và những căn bệnh nhẹ khác, tôi vẫn quyết tâm đạt được mục tiêu của mình.”

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Nguyễn Hiền 

Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta. Với những thành công như vậy, ông đã khiến người đời nể phục lòng hiếu học của ông. Cuộc sống thuở nhỏ của Nguyễn Hiền cũng rất khó khăn khi cha ông mất sớm và cùng với mẹ ở một ngôi chùa. Bằng những tích cực trong cuộc sống Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Terry Fox

Terry Fox là một tấm gương sáng về tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Dù phải đối mặt với căn bệnh ung thư, anh đã biến nỗi đau thành động lực để truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Năm 1980, Terry Fox bắt đầu cuộc hành trình “Marathon of Hope”, chạy qua Canada để quyên góp tiền cho việc nghiên cứu ung thư. Mặc dù đã mất một chân vì căn bệnh, anh vẫn quyết tâm hoàn thành mục tiêu của mình. Sau khi Terry qua đời, Quỹ Terry Fox được thành lập để tiếp tục sứ mệnh của anh. Hàng năm, hàng triệu người tham gia vào các cuộc chạy Terry Fox Run trên toàn thế giới để quyên góp cho nghiên cứu ung thư.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan –  Franklin D. Roosevelt – tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ đắc cử 4 lần

Năm 1921, ông từng bị chuẩn đoán mắc bệnh bại liệt. Căn bệnh quái ác khiến cơ thể ông kiệt quệ và không còn khả năng đi lại. Mặc dù trong tình trạng bệnh nghiêm trọng nhưng không ai từng nghe ông phàn nàn một lời. Hơn thế, ông còn quyết tâm luyện tập với nạng sắt và gậy. Dù đau đớn nhưng ông luôn cố gắng đứng thẳng người trước các công dân Mỹ và không bao giờ để họ nhìn thấy chiếc xe lăn của mình. Roosevelt nói: “Điều duy nhất ngăn trở chúng ta đến với sự giác ngộ vào ngày mai chính là những nghi ngờ của chúng ta ngày hôm nay”.

Dẫn chứng về tinh thần lạc quan – Frida Kahlo “Thánh nữ” hội họa thế kỷ 20

Frida Kahlo là một nghệ sĩ người Mexico đã trở nên nổi tiếng nhờ những bức tranh đặc biệt của mình.

Năm 6 tuổi, Frida Kahlo bị phát hiện mắc chứng bại liệt. Cô bé phải trải qua 9 tháng liệt giường và sau đó bác sĩ nói rằng chỉ có tập thể dục mới có thể cải thiện chân phải của Frida Kahlo. Mặc dù đã cố gắng chơi nhiều môn thể thao như bóng đá, tập võ, leo cây, chèo thuyền nhưng chân phải của nữ họa sĩ vẫn càng teo nhỏ. Năm 1953, sau nhiều biến chứng,chân phải của Frida Kahlo bị hoại tử và phải cắt cụt từ gối trở xuống. Bà trở thành một phụ nữ tàn phế từ đó.

Trong phần lớn cuộc đời, Frida Kahlo đã phải chịu đựng những hậu quả từ các chấn thương cột sống và chân từ những tai họa thời thơ ấu và tuổi trẻ. Bà đã phải trải qua hơn 30 cuộc phẫu thuật ở cả Mexico và Mỹ để khắc phục sự cố, thường xuyên phải làm bạn với các xét nghiệm, X-quang, truyền máu, vật lý trị liệu…

Xem thêm:

>>> NLXH trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm: Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự lạc quan trong cuộc sống

>>> NLXH vấn đề cần giải quyết: Là học sinh, em nghĩ làm thế nào để xây dựng và duy trì một thái độ sống lạc quan?

>>>NLXH về vấn đề cần giải quyết: Ý nghĩa của việc lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực cho những người xung quanh.

Bạn sẽ chọn Dẫn chứng về tinh thần Lạc Quan nào đưa vào bài viết
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This will close in 0 seconds