Nghị luận Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời và Hoài nghi tất cả

Đề bài: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai quan điểm: “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời” (Ăngghen) và “Hoài nghi tất cả” (Các-mác).

Bài làm

Nói đến vấn đề nhận thức của con người, Ăng – ghen nói rằng “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời” còn Các – mác lại đưa ra quan điểm: “Hoài nghi tất cả”. Ý kiến của hai nhà triết học tưởng như mâu thuẫn với nhau nhưng thực thật chất ại có sự thống nhất với nhau. Mỗi ý kiến nhấn mạnh vào một khía canh của vấn đề nhận thức, các khía cạnh đều bổ sung cho nhau.

[Giải thích vấn đề nghị luận] Chúng ta có thể hiểu câu nói “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời” của Ăng – ghen rằng: Đối với con người, vất vả tìm hiểu trong thời gian ngắn (suốt đêm) để có được một nhận thức rõ ràng, khai thông được tư tưởng cho bản thân về một vấn đề nào đó, tốt hơn là cứ để nó tồn đọng, ngổn ngang như một việc chưa được giải quyết, khiến cho mối nghi ngờ đè nặng mình trong thời gian dài. Nếu như trong câu nói của Ăng – ghen, dường như ông cho rằng hoài nghi là một điều không tốt cho con người thì với Các – mác, sự hoài nghi lai được ông cho là cần thiết. “Hoài nghi tất cả” không phải là sự “đa nghi” với mọi thứ mà là sự tỉnh táo khi tiếp nhận mọi sự vật, sự việc, không nên thụ động, tin tưởng hoàn toàn vào những gì mà chính mình chưa suy xét, kiểm chứng. Hai câu nói tưởng như mâu thuẫn với nhau nhưng lại cho bổ sung cho nhau khi nói về nhận thức của con người.

Nghị luận Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời và Hoài nghi tất cả

[Tìm hiểu sự thật là mục đích quan trọng của nhận thức] Sự thật trong câu nói của Ăng – ghen là những lí tưởng cao đẹp, là những chân lý khách quan. Con người biết đến một lí tưởng nhưng cần tìm hiểu và suy xét lí tưởng ấy thật cẩn thận để hoàn toàn tin tưởng vào nó, sống cùng nó với niềm tin mãnh liệt, vững chắc. Nếu không hiểu rõ những “sự thật” ấy lâu dần sẽ nảy sinh những khúc mắc và ngờ vực, hoài nghi mà nghi ngờ là một trạng thái tinh thần tiêu cực không tốt cho con người và xã hội. Ăng – ghen đã đưa ra một phương châm đúng đắn. Thà bỏ công sức tìm hiểu sự thật trong một thời gian ngắn để về sau được sống trong sự tự do ở tinh thần còn hơn là sống trong sự hoài nghi suốt cuộc đời, để những nghi hoặc hủy hoại tâm trí từng ngày. Câu nói của Ăng – ghen nhắc chúng ta nhớ đến câu thành ngữ “khổ trước sướng sau. Bỏ công sức trước mắt mà có được lợi ích lâu dài vẫn luôn là lựa chọn khôn ngoan của con người nói chung, của việc tìm hiểu khoa học nói riêng.

[Hoài nghi không phải đa nghi, đó là tư duy phản biện] Hoài nghi mà Các – mác đề cập đến có sự tương đồng với tư duy phản biện – một phẩm chất rất cần thiết với con người. Tư duy phản biện là quá trình tư duy phân tích đưa ra những đánh giá hợp lý, lập luận logic và được cân nhắc kỹ lưỡng thông qua khả năng đặt những câu hỏi như tại sao, làm thế nào, bằng cách gì, như thế nào,… về những gì được đọc, nghe, nói hoặc viết. Tư duy phản biện không chỉ giúp con người tạo ra những học thuyết, những lí thuyết, những phát minh sáng chế có ích cho loài người mà còn giúp mỗi cá nhân có được sự cẩn trọng và chắc chắn trong hiểu biết, tránh được những hồ đồ, cả tin dễ dẫn tới sai lạc, lầm lẫn.

[Dẫn chứng về sự hoài nghi] Chính nhờ sự hoài nghi khoa học mà các nhà bác học trên khắp thế giới đã phát hiện ra những định luật, lí thuyết, học thuyết,… có ích cho con người. Tiêu biểu là câu chuyện Isaac Newton và quả táo. Khi đang ngồi dưới gốc cây táo, Newton bị một quả rơi trúng đầu. Chính là “khoảnh khắc vàng” đã khiến ông đột nhiên nghĩ ra định luật hấp dẫn – một trong những nghiên cứu quan trọng nhất của mình. Hay còn có nhà vật lý lý thuyết Albert Einstein, tư duy phản biện đã xuất hiện ngay từ khi ổng còn trẻ. Có lần bố Einstein chỉ cho ông cái la bàn bỏ túi, và Einstein nhận thấy phải có cái gì đó làm cho kim chuyển động, mặc dù chỉ có “không gian trống rỗng” quanh cái kim. Sau này, Albert Einstein là một trong những nhà vật lý có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, trở thành tiến sĩ năm 27 tuổi và sau đó giành giải Nobel. Ông có những đóng góp quan trọng cho việc phát triển lý thuyết cơ học lượng tử. Công thức E = mc2 của Einstein, phát sinh từ thuyết tương đối, được mệnh danh là phương trình nổi tiếng nhất thế giới.

[Mở rộng vấn đề] Hai quan điểm của Các – mác và Ăng – ghen không hề mẫu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho nhau. C. Mác nhấn mạnh vào sự cần thiết của thái độ hoài nghi khoa học như một tiền đề gợi cảm hứng cho con người tìm kiếm sự thật. Còn câu của Ăngghen thì nhấn mạnh vào việc tích cực dấn thân tìm kiếm sự thật để hoá giải mối nghi ngờ. Cả hai đều là những phương châm đúng đắn và cần thiết đối với việc nhận thức của con người. “Tìm hiểu sự thật” và “hoài nghi tất cả” biểu hiện ở việc con người luôn đặt ra những câu hỏi và trả lời cho những câu hỏi đó. Đó cũng là quá trình để con người sáng tạo, đi tìm những điều mới mẻ, ý nghĩa, có ích cho nhân loại.

Tìm ra được những lí tưởng đúng đắn cho cuộc đời là điều rất quan trọng, đừng nản chí khi đi tìm những chân lý bởi khi tìm được và thấu hiểu chân lý ấy ta sẽ được sống một cuộc sống tốt đẹp, vững vàng, không bị mất phương hướng. Hoài nghi mọi thứ không phải điều xấu, chính những thắc mắc, câu hỏi chúng ta đặt ra dẫn ta đến những cánh cửa của tri thức, của lí tưởng cao đẹp. Thế giới là miền đất bí ẩn và kì diệu, hãy cứ hỏi và trả lời để khám phá được những điều lý thú, đẹp đẽ.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This will close in 0 seconds