1. Diễn đạt mơ hồ, lủng củng
Cần mở rộng vốn từ và rèn luyện diễn đạt thường xuyên. Nên có người chấm- chữa bài viết cho mình để rút kinh nghiệm sâu sắc nhất
2. Lạc đề, xác định sai vấn đề nghị luận, triển khai không đúng hướng đề yêu cầu
Nắm chắc kĩ năng từng dạng
Đọc kĩ đề bài
Xác định dạng đề khi đọc đề
Xác định các từ khóa quan trọng
3. Bài viết lan man, dài dòng, thiếu trọng tâm, lặp ý
Nắm chắc kĩ năng làm bài
Lập dàn ý trước khi viết để hệ thống lại xác ý, sắp xếp các ý theo một trình tự phù hợp
4. Sử dụng ngôn ngữ phức tạp
Tránh sử dụng các từ ngữ quá phức tạp, cụm từ khó hiểu hoặc từ vựng quá khó. Bài viết nghị luận xã hội cần phải truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng và dễ hiểu tới người đọc, người nghe.
5. Thiếu dẫn chứng
Để thuyết phục người đọc, ta cần phải cung cấp bằng chứng và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ những luận điểm, lập luận. Việc thiếu bằng chứng có thể làm giảm đi tính thuyết phục của bài viết
6. Sử dụng thông tin không kiểm chứng
Điều tối kỵ nhất khi viết một bài văn hoặc một đoạn nghị luận xã hội là sử dụng thông tin sai lệch, không kiểm chứng, không đáng tin. Bởi lẽ, mục tiêu của một bài viết NLXH là thuyết phục người đọc, người nghe tin vào điều mình đang muốn đề cập tới. Vậy nên, cần luôn kiểm tra và đảm báo tính xác thực của thông tin trước khi sử dụng trong bài viết.
7. Viết quá dài hoặc quá ngắn
Bài viết quá dài có thể gấy rối, mất tập trung cho người đọc hoặc là lan man, không rõ ý, trong khi viết quá ngắn có thể làm cho bài viết trở nên thiếu chi tiết và không đầy đủ. Cần duyệt và chỉnh sửa bài viết để đảm bảo yếu tố đúng- đủ, trình bày ý kiến một cách mạch lạc, sâu sắc.
8. Lạm dụng ý kiến cá nhân
Mặc dù bài nghị luận có thể bao gồm quan điểm cá nhân nhưng cũng cần phải cân nhắc và đánh giá một cách khách quan. Việc lạm dụng quan điểm cá nhận có thể làm mất tính khách quan của bài viết.