Đề bài: Tuân Tử – nhà tư tưởng Trung Hoa thời Chiến quốc từng nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta…”
Nhà thơ Ba Tư A.M.Saadi lại viết:
Anh gặp ai dù người tốt hay tồi
Đừng bao giờ nói xấu, hãy nghe tôi
Vì nói xấu người ngay là tội lỗi
Với người gian thành kẻ gian gấp bội
Một khi anh nói xấu láng giềng mình
Thì dù đúng vẫn là điều đáng khinh
(Trích tập thơ Vườn quả – 1256)
Suy nghĩ của anh/chị về những ý kiến trên?
Bài làm
1. Giải thích
a. Câu nói của Tuân Tử:
– Chê: chỉ ra cái dở, cái chưa đúng trong lời nói, hành động của người khác
– Ý cả câu: người chê đúng cái dở, cái chưa tốt của mình xứng đáng là thầy để ta học hỏi, hoàn thiện bản thân
b. Thơ của A.M.Saadi:
– Khuyên không nên nói về cái dở, điều xấu, điều chưa hay của người khác dù đó là người tốt hay tồi.
– Nếu nói xấu người khác thì dù nói đúng vẫn là điều đáng khinh
2. Bàn luận
a. Ý kiến của Tuân Tử:
– Đề cao vai trò của người dám mạnh dạn đưa ra những lời chê đúng đắn mà không sợ mất lòng người khác.
– Đó thực chất là lời góp ý trên cơ sở khả năng phân tích, đánh giá vấn đề mang tính khách quan, không vụ lợi với mục đích xây dựng chứ không phải phủ nhận
– Nếu người nghe biết phân biệt đúng sai, gạt bỏ tự ái, sĩ diện cá nhân để làm theo, sửa mình thì bản thân sẽ hoàn thiện hơn, công việc cũng thuận lợi, các mối quan hệ cũng trở nên hài hòa, tốt đẹp.
– Như vậy, người chê ta mà chê đúng hẳn là có thiện ý, thiện cảm với ta, mong muốn ta tốt đẹp hơn, nên người đó xứng đáng là thầy để ta học hỏi
b. Ý thơ của A.M.Saadi: Nói xấu người khác là điều tội lỗi, đáng khinh bởi lẽ:
– Con người không ai là hoàn hảo, kể cả người tốt cũng có lúc mắc sai lầm, cũng có những điều chưa hoàn thiện
– Việc nói xấu diễn ra sau lưng người được nói đến, khiến họ không thể kiểm chứng tính đúng đắn của sự việc, càng không thể thanh minh, bào chữa cho bản thân, cho nên thực chất của việc nói xấu là nhằm bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín của người khác.
– Nếu bịa đặt, nói điều không hay về người tốt thì quả thực đó là tội lỗi lớn, còn nếu điều nói xấu là đúng thì vẫn không thể chấp nhận việc nói sau lưng, hạ thấp uy tín người khác. Nếu làm vậy dần dần mọi người sẽ dè chừng, thậm chí khinh bỉ vì một lúc nào đó mình cũng sẽ thành mục tiêu của kẻ chuyên nói xấu người khác.
c. Hai ý kiến đều đúng: Hai ý kiến đều đúng nhưng không loại trừ mà bổ sung cho nhau:
– Câu nói của Tuân Tử: nói về lời chê trực tiếp, lời chê mang thiện chí xây dựng, góp ý.
– Thơ A.M.Saadi: đề cập đến những lời nói xấu sau lưng, không mang tính xây dựng mà với mục đích bôi nhọ danh dự người khác.
3. Bài học nhận thức và hành động
– Mỗi người cần biết tiếp thu những lời góp ý chân thành, thiện chí để sửa mình, hoàn thiện bản thân.
– Khi cần góp ý với người khác: góp ý trực tiếp trên tinh thần xây dựng
– Tuyệt đối không nói về điều xấu của người khác ở sau lưng họ, kể cả điều đó là đúng.