Đề bài: “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng.”
(Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD, 2016)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân (thông qua những tác phẩm nằm ngoài chương trình đã học), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bài làm
1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận, trích dẫn được ý kiến của Nguyễn Đình Thi: “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng.”
2. Thân bài
a. Giải thích nhận định
– Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm văn học không chỉ là tấm gương phản chiếu cuộc sống mà còn là sản phẩm tâm hồn của người nghệ sĩ. Tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của nhà văn, là kết quả của quá trình lao động miệt mài, nghiêm túc; là nơi kết tinh tài năng, sáng tạo, tình cảm, tâm huyết của người nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật là nơi kí thác, gửi gắm tình cảm, tâm tư, chiêm nghiệm của người nghệ sĩ.
– Tác phẩm vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng: Tác phẩm là cầu nối giữa nhà văn với bạn đọc. Nhà văn quan sát, cảm nhận thế giới hiện thực rồi từ đó tái hiện, tái tạo một đời sống riêng trong tác phẩm của mình. Đến lượt tác phẩm lại đưa đời sống cá biệt ấy đến với cuộc đời chung, với mọi người. Suy ngẫm, cảm xúc mà người nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm sẽ truyền đến người đọc tạo ra sự rung động, đồng điệu, đồng cảm, tạo ra tiếng nói tri âm giữa tác giả với bạn đọc.
– “Sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng” được truyền đến mọi người tức là tác phẩm văn học đã có những tác động mạnh mẽ vào cuộc sống. Khi sợi dây truyền của nó là những xúc động mãnh liệt của tâm hồn thì người đọc sẽ được soi tỏ bằng những quan điểm nhân văn tích cực giúp họ biết cách điều chỉnh hành vi từ đó hướng tới cách sống đẹp hơn. Tác phẩm lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn con người cũng qua con đường tình cảm. Người đọc như được sống cùng cuộc sống mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm với những yêu ghét, buồn vui.
– Tự trung lại ý kiến của Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh đến các giá trị đồng thời của tác phẩm văn chương trong mối quan hệ: nhà văn – tác phẩm – bạn đọc.
b. Bàn luận
Tại sao nói “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng.”
– Xuất phát từ vai trò của nhà văn: Nhà văn – tác phẩm – người đọc là mối quan hệ tương tác đa chiều. Muốn tác phẩm có sự tác động mạnh mẽ đến bạn đọc thì trước hết nhà văn phải luôn trau dồi vốn sống, phải nhạy cảm trước cuộc đời, phải có đời sống tinh thần phong phú và trải nghiệm sâu sắc; phải có sự kết hợp hài hoà hai yếu tố chân tài và chân tình
– Những tác phẩm văn học đích thực luôn truyền đến cho người đọc những quan điểm nhân văn tích cực, giúp họ biết thanh lọc tâm hồn và hướng đến cái Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc đời.
– Điểm dẫn chứng: …
c. Chứng minh. Thí sinh có thể tùy chọn các tác phẩm văn học khác nhau để phân tích làm sáng tỏ vấn đề nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Dẫn chứng là các tác phẩm văn xuôi hoặc thơ ngoài chương trình học và phải bám sát với vấn đề nghị luận, làm sáng tỏ ý kiến, nhận định.
– Số lượng dẫn chứng phải từ hai tác phẩm trở lên.
– Mỗi tác phẩm được lựa chọn cần mang nội dung nhân văn sâu sắc và cần làm sáng tỏ nhận định. Tuy nhiên, đây không phải là cảm nhận toàn bộ tác phẩm mà cần tập trung vào các phương diện sau:
+ Tác phẩm là kết tinh của tâm hồn người sáng tác – Tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của nhà văn, là kết quả của quá trình lao động miệt mài nghiêm túc, kết tinh tài năng, sáng tạo, tình cảm, tâm huyết của người nghệ sĩ.
+ Tác phẩm là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng – Nhà văn gửi nỗi lòng, truyền cảm hứng vào từng câu chữ. Khi tiếp nhận, người đọc tắm mình trong thế giới cảm xúc ấy, thả hồn cùng những vui buồn chờ đợi…để cùng rung cảm, nhận thức.
d. Đánh giá, mở rộng, nâng cao
– Ý kiến nhấn mạnh sức mạnh của tác phẩm văn học bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Tuy nhiên để sống được trong lòng độc giả nội dung ấy phải chuyển tải trong một nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, có tính thẩm mĩ.
– Ý kiến là định hướng để người đọc tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm trong chiều sâu tư tưởng của nó. Đồng thời bồi dưỡng tình yêu, niềm say mê văn học nói riêng, tình nhân ái, tư tưởng sống đẹp cho bạn đọc nói chung.
– Bài học cho quá trình tiếp nhận văn học:
+ Để tạo ra được “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng.” nhà văn cần có sự trải nghiệm, thấu hiểu cuộc đời, yêu thương con người sâu sắc mới có thể gửi vào trang viết của mình những giá trị nhân văn. Nhà văn phải trau dồi vốn sống, phải nhạy cảm trước cuộc đời, phải có đời sống tinh thần phong phú, trải nghiệm sâu sắc.
+ Bạn đọc khi tiếp nhận tác phẩm cần đồng cảm, trân trọng, nâng niu, tiếp cận tác phẩm ở mọi chiều sâu tư tưởng của nó, đón nhận được thông điệp sâu sắc mà nhà văn gửi gắm. Đọc văn là quá trình bạn đọc tự đi tìm chân trời của sự sống để thỏa mãn những xúc cảm thẩm mĩ của mình.
3. Kết bài
– Đánh giá, khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận.
– Liên hệ, mở rộng suy nghĩ.