Đề bài: Bàn về thơ, nhà nghiên cứu phê bình văn học Biêlinxki từng viết: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó là nghệ thuật”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bài làm
* Giới thiệu vấn đề nghị luận
– Dẫn dắt, trích nhận định
– Nêu vấn đề nghị luận: vai trò quan trọng hàng đầu của yếu tố nội dung cảm xúc trong tương quan với hình thức nghệ thuật.
Thơ ca, từ bao đời nay, vẫn luôn là tiếng lòng ngân vang từ trái tim con người trước vẻ đẹp, nỗi đau và những biến động của cuộc sống. Mỗi bài thơ chân chính đều bắt nguồn từ sự rung động sâu xa trước hiện thực đời sống, được nhào nặn bằng cảm xúc chân thành và nghệ thuật biểu đạt tinh tế. Bởi thế, nhà nghiên cứu phê bình văn học Biêlinxki đã từng khẳng định: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó là nghệ thuật.” Câu nói không chỉ là một nhận định sắc sảo về đặc trưng của thơ, mà còn gợi mở cho người đọc cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức – trong đó, cảm xúc chân thành gắn với cuộc đời luôn là khởi nguồn của giá trị thơ ca đích thực.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý định hướng:
– Giải thích ý kiến:
+ Thơ trước hết là cuộc đời: yếu tố quan trong đầu tiên của thơ là nội dung, thơ phải mang âm vang, chứa đựng tiếng vọng của cuộc sống.
+ Sau đó mới là nghệ thuật: được hiểu là hình thức thể hiện của thơ là hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp, cấu tứ…Đây cũng là yếu tố không thể thiếu với thơ nhưng xếp sau nội dung.
-> Nhấn mạnh, đề cao vai trò quan trọng hàng đầu của yếu tố nội dung cảm xúc trong tương quan với yếu tố nghệ thuật.
– Bàn luận:
+ Xuất phát từ đặc trưng của văn học: mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật được tạo nên từ hai yếu tố nội dung và hình thức biểu hiện, trong đó nội dung đóng vai trò quyết định.
+ Xuất phát từ đặc trưng của thơ:
++ Thơ là tiếng nói của tình cảm. Đây là một chân lý và tình cảm trong thơ cũng cần phải có sự chân thật.
++ Dòng cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ được khơi nguồn từ hiện thực đời sống. Thơ chỉ thành tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình khi nó là rung động của tâm hồn nhưng mang hơi thở của cuộc sống.
– Chứng minh: Học sinh lựa chọn 2 tác phẩm phù hợp nằm ngoài chương trình để chứng minh, làm rõ 2 luận điểm.
+ Nội dung, cảm xúc được khơi nguồn từ âm vang cuộc sống.
+ Những đặc sắc về hình thức nghệ thuật được tác giả sử dụng qua thi phẩm.
– Đánh giá, mở rộng:
* Kết thúc vấn đề nghị luận: khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
Khẳng định “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó là nghệ thuật” của Biêlinxki là một quan điểm đúng đắn, sâu sắc, bởi nó đặt thơ đúng vị trí là tiếng nói của tâm hồn trước hiện thực sống động. Một bài thơ chỉ thực sự lay động lòng người khi nó khơi dậy những cảm xúc chân thành từ chính đời sống và con người, rồi được nhà thơ kết tinh lại qua tài năng nghệ thuật. Nghệ thuật là phương tiện, còn cuộc đời mới là cội nguồn. Chính từ mạch nguồn ấy, thơ không chỉ phản ánh hiện thực, mà còn góp phần nâng cao tâm hồn con người, khiến ta sống sâu sắc và nhân ái hơn mỗi ngày.