Bí kíp chinh phục điểm tuyệt đối đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1. Tổng quan về bài NLXH 200 chữ

1.1. Khái niệm

Nghị luận là một kiểu văn bản trong đó người viết cần sử dụng những lập luận, lý lẽ của mình nhằm bàn luận về một vấn đề, một sự vật hoặc sự việc, hiện tượng nào đó trong đời sống, cũng có thể là bàn luận nhằm đánh giá một tác phẩm văn học hoặc tư tưởng suy nghĩ của một người nào đó. Nhằm làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Bài văn nghị luận cần phải thể hiện được tính thuyết phục cao, các lập luận trong bài văn cần có những những ví dụ, dẫn chứng cụ thể đối với vấn đề đang được bàn luận.
→ Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ là đoạn văn nghị luận ngắn có độ dài khoảng 200 chữ (được phép viết trong khoảng 20-25 dòng)

1.2. Phân loại và cách nhận biết các dạng đề

a. Phân loại
Có thể chia thành hai dạng:
– Dạng 1: Nghị luận về tư tưởng đạo lý
– Dạng 2: Nghị luận về hiện tượng đời sống

b. Nhận biết
Nhận biết các dạng, các kiểu đề để lựa chọn triển khai các vấn đề, lập dàn ý một cách hợp lý.
– Dạng 1: Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý khá đa dạng, có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận nhưng không đửaa yêu cầu cụ thể nào,có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề lại gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua danh ngôn, ngạn ngữ, câu chuyện ngụ ngôn,…
– Dạng 2: Thường đề của phần nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống sẽ chứa các từ khóa như: hôm nay, ở Việt Nam, hiện nay,…

2. Kỹ năng viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ

2.1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn
Khi viết văn Nghị luận xã hội cần đảm bảo cấu trúc đoạn văn gồm 3 phần bao gồm: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
– Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận
+ Dẫn dắt từ hiện thực đời sống
+ Dùng câu thơ, danh ngôn,..có nội dung gần với yêu cầu đề bài
– Thân đoạn:
+ Giải thích: Giải thích các câu nói/ khái niệm/ hiện tượng.
+ Phân tích và chứng minh nội dung, cụ thể như sau:
Nêu ý nghĩa, biểu hiện của vấn đề đối với một cá nhân hay một cộng đồng. Nếu là vấn đề tiêu cực thì lưu ý đến biểu hiện hoặc tác hại của vấn đề đối với một cá nhân hay một cộng đồng.

2.2. Cách tư duy và lập luận
Trong một đoạn văn nghị luận, yêu cầu về ngôn ngữ, lập luận và diễn đạt là: lập luận chặt chẽ, lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục
Không nên kể lể dài dòng nhưng cũng tránh đại khái và lý thuyết. Có thể trích dẫn thêm câu nói, danh ngôn để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn và có cảm xúc hơn…

2.3. Đảm bảo về dung lượng và thực hiện đúng yêu cầu của đề
Bài viết cần đảm bảo 200 chữ, vậy nên học sinh lưu ý sẽ viết trong tầm khoảng gần 1 trang giấy thi.
Một đoạn văn Nghị luận xã hội sẽ tập trung vào một khía cạnh cụ thể của một vấn đề. Vì vậy, các em cần chú trọng nhất đến việc bàn luận ý trọng tâm đó. Bên cạnh đó, những ý kiến khác chỉ trình bày với mục đích hỗ trợ, tạo sự kết nối và làm sáng tỏ nội dung chính cần bàn luận.
Yêu cầu người viết: cần có lý tưởng, đạo lý (tôn trọng pháp luận, đề cao những phẩm chất tốt đẹp); khả năng lập luận, sử dụng ngôn ngữ nhạy bén; cập nhật các vấn đề của xã hội; tâm hồn phong phú, đa dạng.

Bí kíp chinh phục điểm tuyệt đối đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

3. Các bước làm phần đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ chi tiết

a. Bước 1: Viết mở đoạn
– Dẫn dắt- giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt trực tiếp hoặc gián tiếp vào yêu cầu đề bài.
– Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực hay tiêu cực…)
Lưu ý: chỉ rơi vào khoảng 1-2 câu văn và giới thiệu thẳng vào vấn đề của bài viết.

b. Bước 2: Giải thích những từ ngữ quan trọng
Những từ ngữ đó bao gồm những khái niệm, từ ngữ đặc biệt, thể hiện rõ cả nghĩa đen lần nghĩa bóng (nếu có) của chúng. Từ đó, giải thích được ý nghĩa khái quát mà câu nói hoặc lời nhận định được trích dẫn trong bài đọc đó muốn thể hiện.

c. Bước 3: Bàn luận, nêu luận điểm kèm theo dẫn chứng nhằm phân tích các luận điểm
– Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
Chú ý: Cách viết văn nghị luận xã hội khi nêu ra một hệ thống dẫn chứng, cần đưa ra từ phạm vi rộng đến phạm vi hẹp (hoặc cũng có thể ngược lại) để dẫn chứng mang tính thống nhất.
Ví dụ: lấy dẫn chứng từ bản thân sau đó đến gia đình và cuối cùng xã hội hoặc ngược lại. Tránh sắp xếp các dẫn chứng một cách lộn xộn.

d. Bước 4: Phân tích những nguyên nhân của vấn đề đó
Người viết cần nêu ra được nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của vấn đề. Tránh cho đoạn văn nghị luận xã hội quá 200 chữ bị lan man, dài dòng thì các thí sinh nên nêu nhiều nhất 2 nguyên nhân chính và cần sắp xếp theo một hệ thống và thứ tự nhất định.

e. Bước 5: Phân tích những ảnh hưởng của vấn đề 
+ Đối với xã hội: từ những biểu hiện và thực trạng, nêu lên những ảnh hưởng của vấn đề đối với xã hội.
+ Đối với mỗi người: những tác động xã hội đó dẫn tới ảnh hưởng tới cá nhân hoặc mỗi nhóm người.
Cần phân tích tác động theo 2 chiều để đảm bảo đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ không bị thiên kiến.

f. Bước 6: Bàn luận mở rộng vấn đề
Giải thích: Ngoài đưa ra những biểu hiện của thực trạng em có thể lập luận, lý giải thực trạng đó bằng vốn hiểu biết của mình

g. Bước 7: Liên hệ, rút ra bài học đối với bản thân
Sau những phần phân tích trên, thí sinh sẽ tổng quát lại, tóm gọn và rút ra bài học cho bản thân. Lưu ý, phần bài học chỉ nên tóm gọn, súc tích, tránh lan man.

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This will close in 0 seconds