Hướng dẫn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

CHUYÊN ĐỀ: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG

(TRÌNH BÀY Ý KIẾN TÁN THÀNH)

LÍ THUYẾT CƠ BẢN

1. Một số khái niệm

– Vấn đề nghị luận: thuộc chủ đề, đề tài gì?

– Luận điểm: là nội dung chính của bài văn nghị luận về 1 vấn đề đời sống (câu chủ đề)

– Luận cứ: lí lẽ, lập luận (trả lời cho câu chủ đề)

– Dẫn chứng: bằng chứng thực tế để chứng minh

2. Yêu cầu với kiểu bài

– Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận

– Trình bày được sự tán thành với ý kiến

– Đưa ra được lí lẽ + dẫn chứng để chứng tỏ cho sự tán thành là có căn cứ

3. Hướng dẫn làm bài

a) Tìm ý

HS trả lời các câu hỏi sau

– Vấn đề cần bàn luận là gì?

– Ý kiến của em về vấn đề: tán thành, đồng tình

– Vì sao em lại tán thành, đồng tình với vấn đề đó?

+ Khía cạnh thứ nhất cần tán thành là gì? (lí lẽ, dẫn chứng)

+ Khía cạnh thứ hai cần tán thành là gì? (lí lẽ, dẫn chứng)

+ Khía cạnh thứ ba cần tán thành là gì? (lí lẽ, dẫn chứng)

– Em có rút ra được bài học hoặc muốn gửi gắm thông điệp gì qua vấn đề đang bàn luận không?

b) Lập dàn ý

MB: Giới thiệu vấn đề và bày tỏ ý kiến tán thành

TB:

– Vấn đề gợi ra cách hiểu nào? (Giải thích – Giải thích những từ ngữ khó, em hiểu gì về vấn đề được đặt ra)

– Vì sao bày tỏ thái độ tán thành? (Vấn đề đc nói tới có ý nghĩa như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?)

– Đưa ra lí lẽ, bằng chứng

– Mở rộng vấn đề

KB:

– Khẳng định lại vấn đề

– Rút ra bài học nhận thức và hành động

c) Cách mở bài, kết bài

* Mở bài trực tiếp: Nêu thẳng vào vấn đề cần nghị luận

Có ý kiến cho rằng…/Bàn về vấn đề…, có ý kiến cho rằng… Em đồng ý/đồng tình với quan điểm trên.

* Mở bài gián tiếp: dẫn dắt để nêu lên vấn đề nghị luận: trích câu nói, trích câu thơ, trích lời bài hát hoặc liên hệ với thực trạng đời sồng.

* KB: Khẳng định lại vấn đề và đưa ra bài học hoặc bức thông điệp

LUYỆN ĐỀ

Đề 1: Có ý kiến cho rằng: “Mỗi người sinh ra đều có giá trị riêng. Bản thân người đó phải làm cho giá trị riêng của mình sáng lên và tôn trọng giá trị riêng của người khác”. Viết bài văn trình bày ý kiến của em.

a) Tìm ý:

– Vấn đề bàn luận: Ai cũng có nét riêng à Mỗi người phải làm cho giá trị riêng của mình sáng lên và tôn trọng giá trị riêng của người khác.

– Quan điểm của em: Đồng tình

– Lí lẽ, dẫn chứng

+ Mọi điều xung quanh ta đều có một giá trị riêng. Thế giới xung quanh chúng ta thật muôn màu muôn sắc, đa dạng phong phú và vô cùng hấp dẫn. (TG: nhiều màu da, nhiều loại ngôn ngữ; Lớp: mỗi bạn một sở trường,…)

+ Mỗi người làm lên giá trị riêng của bản thân thì cuộc sống của mình sẽ trở nên có ý nghĩa hơn. (Nick Vujicic tuy tàn tật nhưng vẫn lan tỏa năng lượng tích cực và tình yêu cuộc sống; thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký,…)

+ Nét riêng ấy cần được tôn trọng bởi nó đưa lại nhiều ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống. Khi ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, người đó sẽ tự tin hơn để khẳng định cái riêng của mình. Nếu thế giới đều biết tôn trọng sự khác biệt của nhau, tất cả sẽ tạo ra rất nhiều điều tốt đẹp, thế giới sẽ thêm đa màu sắc.

– Khẳng định lại vấn đề và rút ra bài học.

b) Lập dàn ý:

MB: – Giới thiệu vấn đề

  • Nêu quan điểm của của bản thân

TB:

– Vấn đề gợi ra cách hiểu nào? (giải thích)

– Vì sao em lại tán thành?

+ Mọi điều xung quanh ta đều có một giá trị riêng. Thế giới xung quanh chúng ta thật muôn màu muôn sắc, đa dạng phong phú và vô cùng hấp dẫn.

+ Mỗi người làm lên giá trị riêng của bản thân thì cuộc sống của mình sẽ trở nên có ý nghĩa hơn.

+ Nét riêng ấy cần được tôn trọng bởi nó đưa lại nhiều ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống. Khi ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, người đó sẽ tự tin hơn để khẳng định cái riêng của mình. Nếu thế giới đều biết tôn trọng sự khác biệt của nhau, tất cả sẽ tạo ra rất nhiều điều tốt đẹp, thế giới sẽ thêm đa màu sắc.

– Mở rộng vấn đề: Lên án những người không biết tôn trọng sự khác biệt của người khác

KB: Khẳng định lại vấn đề và rút ra bài học.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This will close in 0 seconds