Đề bài: “Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.” (Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, trang 57)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài làm
* Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến.
Văn học từ lâu đã giữ vai trò như một tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống, nhưng không phải bằng cách sao chép khô khan mà thông qua lăng kính thẩm mĩ, đầy sáng tạo của người nghệ sĩ. Trong tác phẩm Lí luận văn học, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức từng khẳng định: “Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.” Nhận định ngắn gọn nhưng sâu sắc này đã nêu bật bản chất thẩm mĩ của văn học – một loại hình nghệ thuật luôn tìm đến sự thật đời sống để làm nền tảng, đồng thời nhào nặn sự thật ấy qua cảm quan nghệ thuật nhằm đem đến những giá trị tinh thần tích cực và nhân văn cho con người. Từ trải nghiệm văn học của bản thân, tôi xin làm sáng tỏ nhận định trên qua việc phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa hiện thực và nghệ thuật trong một số tác phẩm tiêu biểu.
* Giải thích nhận định
– Cái đẹp là một phạm trù mĩ học, chỉ những giá trị tích cực có khả năng bồi dưỡng, nâng cao tâm hồn, nhận thức, trí tuệ và hành động con người.
– Cái đẹp mà văn học đem lại: Là những yếu tố thẩm mĩ, sáng tạo nghệ thuật nhờ tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng nhân văn, cao cả; hình thức nghệ thuật sinh động, hấp dẫn, độc đáo.
– Cái đẹp của sự thật đời sống: Cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực: Vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người.
– Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: Cái đẹp được nhà văn phát hiện, cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm và hình thức nghệ thuật sáng tạo mới mẻ, độc đáo.
=> Ý kiến khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật được đặt trong trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn; từ đó tác phẩm mang giá trị thẩm mĩ, có sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng sâu sắc và hình thức nghệ thuật độc đáo.
* Bàn luận, lí giải vấn đề:
Ý kiến trên đúng đắn bởi:
– Văn học quan tâm đến những khía cạnh thẩm mĩ khác nhau của đời sống con người; khơi dậy ở người đọc những cảm xúc xã hội tích cực, trong sáng; giúp con người nhạy cảm, tinh tế hơn trong hành động và cảm thụ thế giới.
– Tác phẩm văn học có ý nghĩa thẩm mĩ, chinh phục trái tim con ngươi khi nó đụng chạm tới những vấn đề hiện thực đời sống mà con người quan tâm, trăn trở. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học (Tố Hữu).
– Tính nghệ thuật gắn với sự khái quát chân lý đời sống, với lý tưởng cao đẹp và tính sáng tạo của nhà văn; thể hiện ở sự thống nhất hoàn mĩ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật trong một chỉnh thể của tác phẩm văn học.
* Chứng minh
Học sinh có thể chọn bất kì tác phẩm nào miễn là hiểu và phân tích đúng hướng, có ý thức làm nổi bật những ý sau:
– Cái đẹp mà văn học đem lại phải là cái đẹp của sự thật đời sống: lấy cái đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác.
– Cái đẹp của sự thật đời sống ấy phải được khám phá một cách nghệ thuật: không phải là sự sao chép y nguyên, mà còn là sự khám phá, nhào nặn lại theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
– Cái đẹp trong văn chương thể hiện ở tư tưởng, triết lí nhân sinh sâu sắc: Đẹp ở tâm (tấm lòng với cuộc sống, con người; ý thức trách nhiệm… )
* Chứng minh làm sáng tỏ ý kiến: đây là phần mở, cho học sinh được thể hiện những khám phá, sáng tạo của bản thân. Tuy nhiên cần đạt những yêu cầu sau:
– Dẫn chứng thuộc ít nhất 02 tác phẩm ngoài chương trình (SGK THCS hiện hành).
– Dẫn chứng thuộc những tác phẩm có giá trị, có chất lượng nghệ thuật thực sự.
– Sắp xếp dẫn chứng khoa học, hợp lý.
– Khi phân tích dẫn chứng để chứng minh cần phải làm rõ:
+ Sự thể hiện của như thế nào? Ý nghĩa, giá trị cho tâm hồn người đọc ra sao?
+ Tác giả thể hiện bằng cách nào, với hình thức nghệ thuật như thế nào?
(Lưu ý: học sinh không phân tích tách rời nội dung và hình thức nghệ thuật của dẫn chứng (của tác phẩm); yêu cầu phải làm rõ được mối quan hệ cũng như sự thống nhất hài hòa, chặt chẽ không tách rời giữa nội dung và hình thức ở mỗi dẫn chứng (theo đặc trưng thể loại).
* Đánh giá, mở rộng, nâng cao
– Ý kiến đúng đắn và sâu sắc, khẳng định bản chất của văn chương muôn đời.
– Bài học về sáng tạo và tiếp nhận:
+ Đối với người cầm bút: phải có trái tim nhân đạo, luôn hướng về con người và cuộc đời, sáng tác mỗi tác phẩm phải đúng với tinh thần nghệ thuật vị nhân sinh.
+ Đối với người tiếp nhận: không ngừng nâng cao trình độ nhận thức và năng lực cảm thụ văn chương để có cách tiếp cận phù hợp, có thể thấu hiểu, tri âm, trân trọng tấm lòng, tài năng cũng như tư tưởng và tình cảm mà tác giả gửi gắm qua mỗi sáng tác.
*Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại bản chất ý nghĩa, sức sống của văn chương, tính đúng đắn của nhận định.
Có thể thấy, ý kiến của Hà Minh Đức là một sự khẳng định thuyết phục về bản chất thẩm mĩ của văn học: cái đẹp trong văn chương luôn bắt nguồn từ hiện thực, nhưng phải là hiện thực được khám phá, được nâng đỡ bằng chiều sâu tư tưởng và tài năng nghệ thuật. Một tác phẩm văn học thực sự có giá trị không chỉ vì nó nói đúng sự thật, mà vì nó nói sự thật bằng một cách đầy sáng tạo và nhân văn, khiến người đọc không chỉ nhận ra cuộc đời mà còn yêu đời, sống đẹp hơn trong cuộc đời ấy. Bởi vậy, dù thời đại có thay đổi, thì văn học – với sức mạnh từ sự thật được nghệ thuật hóa – vẫn sẽ luôn là nguồn suối tươi mát nuôi dưỡng tâm hồn và làm giàu thêm trí tuệ của con người.