Đề bài: Bàn về nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học, giáo sư Lê Ngọc Trà khẳng định:
“Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt”.
(Dẫn theo Lí luận văn học – Phương Lựu chủ biên, NXB Giáo dục, tr.268)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân (thông qua tác phẩm nằm ngoài chương trinh) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bài làm
* Giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt và giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận, trích dẫn được ý kiến.
Văn học từ lâu đã được xem là tiếng nói của tâm hồn, là nhịp đập chân thực của trái tim con người trước cuộc sống. Không chỉ đơn thuần phản ánh hiện thực hay truyền tải những tư tưởng khô cứng, văn học còn là nơi tình cảm thăng hoa, là dòng chảy cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ. Bàn về đặc điểm ấy của văn học, giáo sư Lê Ngọc Trà từng khẳng định: “Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt.” Nhận định sâu sắc này không chỉ thể hiện rõ đặc trưng của tư duy nghệ thuật mà còn mở ra hướng tiếp cận sinh động đối với mỗi tác phẩm văn chương đích thực.
* Giải thích ý kiến:
– Tác phẩm văn học là những sáng tác nghệ thuật dùng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng và phản ánh đời sống, qua đó gửi gắm tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ.
– Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học: là sự kết tinh sâu săc nhất những cảm nhận, suy tư, kiến giải…của nhà văn về hiện thực cuộc sống. Những điều ấy không phải được nói ra, viết ra một cách dửng dưng, lạnh lùng mà luôn gắn liền với cảm xúc mãnh liệt – những tình cảm dạt dào, sâu sắc, những khát vọng lớn lao của người viết về cuộc sống và con người
–> Ý kiến trên đã khẳng định: nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học luôn luôn là sự hòa quyện giữa yếu tố khách quan và chủ quan, phản ánh, lí giải hiện thực và cảm xúc mãnh liệt, tư tưởng và tình cảm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc của tác giả trong tác phẩm văn học. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của văn học.
b. Bình luận, lí giải vấn đề:
– Đặc điểm cơ bản của văn học là phản ánh thế giới qua lăng kính cảm xúc. Nhà văn thể hiện tư tưởng của mình không phải qua lý giải lý trí thuần túy mà thông qua hình tượng, ngôn từ đầy xúc cảm. Những cảm xúc mãnh liệt, như niềm vui, nỗi buồn, sự phẫn nộ hay niềm hy vọng, được gửi gắm vào tác phẩm để từ đó giúp độc giả có thể cảm nhận và rung động trước những giá trị nhân văn.
– Văn học là sự giao thoa giữa lý trí và cảm xúc, không chỉ hướng tới nhận thức mà còn tác động đến tình cảm của người đọc.
– Cảm xúc mãnh liệt là cầu nối giúp nội dung tư tưởng trở nên sinh động, làm cho người đọc không chỉ hiểu mà còn có thể cảm nhận vấn đề một cách sâu sắc.
=> Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt
* Chứng minh làm sáng tỏ ý kiến: đây là phần mở, cho học sinh được thể hiện những khám phá, sáng tạo của bản thân. Tuy nhiên cần đạt những yêu cầu sau:
– Dẫn chứng thuộc ít nhất 02 tác phẩm ngoài chương trình (SGK THCS hiện hành).
– Dẫn chứng thuộc những tác phẩm có giá trị, có chất lượng nghệ thuật thực sự.
– Sắp xếp dẫn chứng khoa học, hợp lý.
– Khi phân tích dẫn chứng để chứng minh cần phải làm rõ:
+ “Nội dung tư tưởng” trong tác phẩm văn học là những giá trị, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
+ Tác giả không chỉ trình bày tư tưởng một cách khô khan mà truyền tải qua cảm xúc chân thật.
(Lưu ý: học sinh không phân tích tách rời nội dung và hình thức nghệ thuật của dẫn chứng (của tác phẩm); yêu cầu phải làm rõ được mối quan hệ cũng như sự thống nhất hài hòa, chặt chẽ không tách rời giữa nội dung và hình thức ở mỗi dẫn chứng (theo đặc trưng thể loại).
* Mở rộng – Nâng cao
– Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định và nêu ý kiến bổ sung.
– Nhận định có ý nghĩa định hướng đối với hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của người đọc.
+ Đối với người sáng tác: khi viết phải luôn có ý thức tôn trọng hiện thực, trau dồi nhân cách để định hướng đúng cho tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm. Quan trọng nhất là tình cảm nhân văn nhằm hướng đến mọi người, vì con người. Đây là điều quyết định sự sống còn của một tác phẩm văn học
+ Đối với người tiếp nhận: khi tiếp cận tác phẩm văn học là tiếp cận một thế giới mở, thế nên phải ý thức khám phá cái hay cái đẹp, lắng nghe những thông điệp tư tưởng, tình cảm sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
* Kết thúc vấn đề:
– Khẳng định lại ý nghĩa của nhận định.
– Liên hệ, mở rộng suy nghĩ.
Từ những lý giải và trải nghiệm văn học có được, có thể khẳng định: nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không thể tách rời cảm xúc mãnh liệt mà người nghệ sĩ gửi gắm. Chính cảm xúc đã làm nên linh hồn của tư tưởng, khiến cho tư tưởng không chỉ được hiểu bằng lý trí mà còn được rung cảm bằng trái tim. Nhận định của giáo sư Lê Ngọc Trà không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về bản chất của văn học, mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc với người sáng tác và người tiếp nhận văn chương hôm nay – rằng văn học chân chính luôn bắt nguồn từ trái tim và hướng tới trái tim.