Đề bài: Nhận xét về thơ, có ý kiến cho rằng: “Thơ hay không chỉ chân thật, sâu sắc trong cảm xúc mà còn sáng tạo trong hình ảnh biểu hiện”.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bài làm
* Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến
* Giải thích nhận định
– Thơ là thể loại trữ tình, phản ánh đời sống, thể hiện tình cảm, cảm xúc mãnh liệt bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và có nhịp điệu.
– Chân thật, sâu sắc trong cảm xúc: cảm xúc trong lòng như thế nào thì bày tỏ ra ngoài đúng như thế, cảm xúc phải có chiều sâu, gợi những suy tư trăn trở, để lại ấn tượng không thể nào quên trong lòng người đọc …
– Sáng tạo trong hình ảnh biểu hiện là tìm ra cái mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có.
-> Sự chân thật sâu sắc trong cảm xúc và sáng tạo trong hình ảnh sẽ tạo ra một bài thơ hay … -> Vấn đề nghị luận: Ý kiến đã khẳng định được đặc trưng của thơ ca …
* Bàn luận, lí giải
Tại sao nói “Thơ hay không chỉ chân thật, sâu sắc trong cảm xúc mà còn sáng tạo trong hình ảnh biểu hiện”?
– Xuất phát từ đặc trưng của thơ:
+ Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức. Tình cảm, cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất trong thơ; là sinh mệnh của thơ. Thiếu tình cảm, cảm xúc thơ không còn là thơ nữa mà chỉ là sự ghép vần …
+ Tình cảm, cảm xúc trong được ý thức, lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ của người nghệ sĩ. Tình cảm, cảm xúc trong thơ là tư tưởng, tình cảm mãnh liệt, chân thành, lớn lao, đẹp đẽ, có tính nhân văn hướng con người đến các giá trị tốt đẹp ….
– Xuất phát từ yêu cầu sứ mệnh, quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ: khi sáng tạo văn học nghệ thuật người nghệ sĩ không chỉ phản ánh hiện thực, bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình mà bằng năng lực của mình, người nghệ sĩ sẽ lựa chọn, sáng tạo những hình ảnh đặc sắc, mang dấu ấn của riêng mình …
-> Như vậy tác phẩm văn học nói chung và thơ ca nói riêng chỉ hay khi có sự kết hợp hài hòa cảm xúc chân thật sâu sắc và hình ảnh sáng tạo.
– Điểm dẫn chứng ….
* Chứng minh: đây là phần mở, cho học sinh được thể hiện những khám phá, sáng tạo của bản thân. Tuy nhiên cần đạt những yêu cầu sau:
– Dẫn chứng thuộc ít nhất 02 tác phẩm ngoài chương trình (SGK THCS hiện hành).
– Dẫn chứng thuộc những tác phẩm có giá trị, có chất lượng nghệ thuật thực sự.
– Sắp xếp dẫn chứng khoa học, hợp lý.
– Khi phân tích dẫn chứng để chứng minh cần phải làm rõ:
+ Cảm xúc chân thật, sâu sắc trong bài thơ
+ Hình ảnh sáng tạo trong bài thơ
– Đánh giá về nghệ thuật của tác phẩm: Ngoài hình ảnh sáng tạo thì bài thơ còn có những hình thức nghệ thuật độc đáo nào?
* Mở rộng, nâng cao
– Ý kiến ở đề bài mang tính lý luận sâu sắc, nhấn mạnh và khẳng định đặc trưng của thơ ca và mối quan hệ giữa cảm xúc và hình ảnh trong thơ …
– Ý kiến đặt ra yêu cầu đối với người sáng tạo và người tiếp nhận.
+ Người nghệ sĩ biết hòa mình, khám phá hiện thực đời sống, phải không ngừng trau dồi vốn sống, vốn văn hóa, vốn hiểu biết của bản thân; phải tích lũy ngôn ngữ, không ngừng sáng tạo các hình ảnh để cho ra đời những tác phẩm thơ có giá trị chân thật, sâu sắc cảm xúc …
+ Người tiếp nhận phải không ngừng trau dồi kiến thức, hiểu biết của mình để có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm; cảm nhận được những cảm xúc sâu sắc, hình ảnh sáng tạo trong bài thơ …; phải trở thành người tri âm, đồng cảm, đồng sáng tạo với nhà văn/nhà thơ. Người tiếp nhận phải biết trân trọng tài năng, công sức sáng tạo của người nghệ sĩ …
* Kết thúc vấn đề nghị luận: Khẳng định lại đặc trưng của thơ, tính đúng đắn của nhận định