Đề bài: Lâm Tắc Từ, một vị quan thời nhà Thanh từng nói:
“Biển rộng mênh mông, không bờ, không bến, không có giới hạn là bởi nó không cự tuyệt bất kì một giọt nước nào. Núi có thể đứng cao sừng sững vạn trượng là bởi nó không từ chối dẫu chỉ một hòn đá nhỏ”.
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên?
Bài làm
A. Mở bài
– Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận;
– Trích dẫn câu nói của Lâm Tắc Từ.
Trong hành trình sống, con người không chỉ cần trí tuệ để nhận biết đúng sai, mà còn cần một tấm lòng rộng mở để yêu thương và tha thứ. Giữa muôn vàn va vấp, lỗi lầm là điều không thể tránh khỏi, nhưng cách ta đối diện và cảm thông với chúng mới là thước đo giá trị của mỗi người. Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng thời nhà Thanh, đã từng nói: “Biển rộng mênh mông, không bờ, không bến, không có giới hạn là bởi nó không cự tuyệt bất kì một giọt nước nào. Núi có thể đứng cao sừng sững vạn trượng là bởi nó không từ chối dẫu chỉ một hòn đá nhỏ”. Câu nói ấy không chỉ là sự chiêm nghiệm từ thiên nhiên, mà còn là một triết lí sống sâu sắc về lòng bao dung và sức mạnh của sự tiếp nhận.
B. Thân bài
* Giải thích:
– Hình ảnh biển rộng mênh mông, núi cao sừng sững là hình ảnh thiên nhiên mangvẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ
– Không cự tuyệt một giọt nước nhỏ, không từ chối một hòn đá nhỏ có nghĩa là sẵn sàng đón nhận tất cả mọi nhứ dù là nhỏ bé, bình thường nhất. Điều này gợi liên tưởng đến một tâm hồn rộng mở.
-> Câu nói trên mượn quy luật của tự nhiên để ngụ ý khuyên răn con người rằng: Nếu biết sống bao dung, nhân hậu thì con người sẽ làm được việc lớn, trở nên vĩ đại.
* Bình luận, chứng minh
– Bao dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương.
– Lòng bao dung sẽ cảm hóa được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa.
– Không ai là không phạm sai lầm. Vì vậy khi ta bao dung với người khác cũng chính là là ta đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”. Bởi cũng sẽ đến lượt ta sa ngã, phạm lỗi lầm. Ai sẽ tha thứ cho ta nếu ta không từng biết tha thứ?
– Những người biết bao dung, vị tha sẽ luôn cảm thấy tâm hồn an yên, thanh thản; nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.
– Nếu sống ích kỉ, bảo thủ thì con người trở nên nhỏ bé, tầm thường….
– HS lấy dẫn chứng trong thực tế để chứng minh
* Mở rộng, nâng cao vân đề:
– Bao dung, vị tha là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Nhưng bao dung không đồng nghĩa với việc chấp nhận, dung túng cho cái xấu, cái ác lộng hành. Vì như thế sẽ rất nguy hiểm đối với xã hội.
– Bên cạnh những người luôn sống bao dung, vị tha với mọi người lại có những kẻ luôn sống hẹp hòi, ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Khi người khác mắc sai lầm thi luôn soi mói, đay nghiến khiến họ cảm thấy càng trở nên mệt mỏi, bế tắc hơn. Đồng thời, tính hẹp hòi ấy cũng như một căn bệnh, mài mòn tâm hồn và sức khỏe của chính bản thân người đó.
* Bài học nhận thức và hành động:
– Phải sống nhân hậu, mở lòng với tất cả mọi người
– Rộng lượng, tha thứ lỗi lầm cho người khác và cho cả chính bản thân mình…
C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ:
Câu nói của Lâm Tắc Từ chính là lời khuyên cho mỗi người chúng ta về cách xử thể trong cuộc đời. Dẫu rằng, trong cuộc sống bộn bề những lo toan, với biết bao điều có thể xảy đến, bao cảm xúc phải trải qua sợ hãi, tức giận, diên cuồng,… thì lòng bao dụng, rộng mở là điều vô cùng cần thiết để chúng ta cân bằng cuộc sống, để cho tâm hồn thanh thản và hạnh phúc hơn.