Nghị luận Hãy học cách viết những nỗi đau buồn thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá

Đề bài: Văn bản Lỗi lầm và sự biết ơn khép lại với thông điệp: “…Hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.

(Ngữ văn 9, tập 1, trang 160, NXB Giáo dục, năm 2009)

Suy nghĩ của em về vấn đề trên?

Hướng dẫn làm bài

1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa trên đá”.

Trong cuộc sống, ai cũng từng trải qua những tổn thương, những hiểu lầm hay nỗi đau do người khác vô tình hay cố ý gây ra. Cũng có những lúc, ta được giúp đỡ, chở che trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Vậy ta sẽ làm gì với những nỗi đau và những ân tình ấy? Văn bản Lỗi lầm và sự biết ơn đã khép lại bằng một thông điệp đầy ý nghĩa: “…Hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.” Đó không chỉ là một lời khuyên về cách ứng xử, mà còn là một quan niệm sống nhân văn, đáng để mỗi người suy ngẫm và học hỏi.

2. Thân bài

a. Giải thích:

– “Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận trên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời.

– “Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá” nghĩa là luôn biết trân trọng là khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le.

* Bàn luận:

b. Bàn luận

– Đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn có khi dẫn đến thù hận.

– Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sống trong thù hận, và gây thù hận cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn ở cả các thế hệ sau.

– Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

– Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”)
(Học sinh chọn dẫn chứng minh họa phù hợp)

c. Đánh giá mở rộng:

– Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Đây là một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

– Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những kẻ nuôi dưỡng mầm mống của thù hận.

– Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thế mới góp phần cái thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt đẹp, cho ân nghĩa trường tồn.

d. Bài học nhận thức và hành động:

a. Nhận thức

– Sống ân nghĩa và biết tha thứ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa

b. Hành động

– Bản thân mỗi người cần nỗ lực vượt lên lòng thù hận, sống nhân ái, vị tha, biết trọng ân nghĩa, … Đó là nét đẹp trong nhân cách làm người.

– Ứng xử cao thượng trong cuộc sống thường ngày, từ những điều nhỏ nhất.
– Giúp đỡ những người xung quanh mình cùng học cách sống cao thượng, sống đẹp, nhân ái.

3. Kết bài

– Khái quát vấn đề cần nghị luận, liên hệ bản thân.

Viết nỗi đau lên cát để gió cuốn trôi, khắc ân nghĩa lên đá để không bao giờ quên – đó chính là cách để mỗi người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giữa cuộc đời nhiều biến động. Thay vì nuôi dưỡng hận thù, hãy học cách thứ tha; thay vì thờ ơ với ân nghĩa, hãy luôn biết trân trọng và ghi nhớ. Là một học sinh đang trưởng thành, em nhận thức rõ rằng, sống với lòng bao dung và biết ơn chính là nền tảng để xây dựng một tâm hồn thanh thản và một xã hội nhân ái, bền vững.

Bài mẫu

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *