Nghị luận: Khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình chúng ta đã vượt qua nó

Đề bài: Suy nghĩ về ý kiến: Khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình, chúng ta đã vượt qua nó.

Bài làm

1. Giải thích ý kiến

– Giới hạn: Phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không được phép vượt qua.

– Chấp nhận: Đồng ý nhận điều được yêu cầu hoặc đề ra

– Vượt qua: Ra khỏi giới hạn

– Ý cả câu: Nhấn mạnh, đề cao việc con người nhận thức được những giới hạn trong cuộc sống. Khi con người chấp nhận một ngưỡng nào đó do con người tự đặt ra cho mình hoặc do cuộc sống đặt ra, con người đã chiến thắng được nó.

2. Bình luận ý kiến

a. Cuộc sống có những giới hạn do chính con người tạo ra

– Những giới hạn thuộc phạm trù đạo đức

– Những giới hạn thuộc phạm vi pháp luật

– Những giới hạn thuộc phạm vi năng lực, khả năng của con người

b. Chấp nhận giới hạn là con người đã vượt qua nó

– Chấp nhận giới hạn là vượt qua được ảo tưởng, ngộ nhận về bản thân, biết thừa nhận phạm vi năng lực, khả năng của mình. Con người không chấp nhận giới hạn có nghĩa phải luôn luôn đối diện, ám ảnh bởi những trở ngại, rào cản, khó khăn khiến con người luôn mặc cảm mình kém cỏi, thất bại. Khi con người chấp nhận nó, con người dường như đã vượt qua hoặc quên nó đi, họ sẽ cảm thấy tự do và ý nghĩa cuộc sống.

Nghị luận: Khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình chúng ta đã vượt qua nó

– Có những giới hạn bên ngoài và giới hạn bên trong, có những giới hạn hữu hình và giới hạn vô hình.Chấp nhận giới hạn bên ngoài, giới hạn hữu hình nghĩa là con người biết tuân thủ những luật lệ, trật tự xã hội đặt ra. Biết chấp nhận giới hạn bên trong, giới hạn vô hình nghĩa là con người biết nghiêm khắc với chính bản thân, biết tự trọng, biết xấu hổ, để không đánh mất chính mình. Con người biết đặt ra những giới hạn và chấp nhận nó như một lẽ thường cũng là con đường tốt nhất để trở thành con người chân chính.

– Con người vốn có nhiều khát vọng, tham vọng: tiền tài, quyền lực, danh vọng… Song thực tế điều kiện, khả năng của con người cũng có một ngưỡng nhất định. Do đó, biết giới hạn trong cuộc sống là biết đủ, biết bằng lòng với những gì mình có, cũng là cách con người có được hạnh phúc.
– Chấp nhận giới hạn là vượt qua được lối sống tùy tiện của cá nhân, tôn trọng cộng đồng, biểu hiện của lối sống văn hóa, văn minh.

– Phê phán những người sống tham vọng, phá vỡ những giới hạn thuộc phạm trù chuẩn mực đạo đức xã hội, chà đạp lên pháp luật.

– Giới hạn không chỉ được đặt ra với từng cá nhân con người, mà còn được đặt ra đối với mỗi quốc gia dân tộc. Trong thời đại ngày nay, không chỉ đối với mỗi con người mà mỗi quốc gia dân tộc đều phải biết chấp nhận giới hạn hay phá vỡ giới hạn để hội nhập phát triển mà không đánh mất bản sắc.

c. Chấp nhận giới hạn đi đôi với việc biết phá vỡ giới hạn đúng lúc, đúng chỗ

– Không phải lúc nào cũng tuân thủ giới hạn, nhất là khi chúng là những yếu tố cũ kĩ, lạc hậu, đi ngược với xu thế tiến bộ chung của nhân loại cản trở sức sáng tạo của con người. Lúc này con người biết phá vỡ giới hạn là tiền đề dẫn đến thành công, thậm chí tạo nên những bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nhân loại.

– Có những giới hạn trở thành định kiến tư tưởng, hoặc do thói quen xã hội hoặc do chính con người tự đặt ra để gò ép, ép buộc con người, biến con người trở thành những thứ công cụ, vô cảm, hành động theo những quy tắc, kỉ luật. Trong trường hợp đó, chấp nhận giới hạn nghĩa là hèn nhát, yếu đuối, nhu nhược. Nếu biết phá vỡ giới hạn ấy thì con người mới được sống đúng nghĩa là chính mình, tự do với cá tính và sự khác biệt, có thêm bản lĩnh, vượt qua những nghịch cảnh, khó khăn.

– Sự phá vỡ giới hạn không có nghĩa là con người buông xuôi theo những cảm xúc, những khát khao mang tính bản năng, sống gấp, sống vội, đốt cháy mình trong một vài khoảnh khắc, không màng quá khứ, không tưởng đến tương lai, bỏ qua những chuẩn mực đạo đức, chà đạp lên pháp luật.

– Kể cả khi vượt qua giới hạn mà không đạt được thành công thì con người cũng có những trải nghiệm quý giá, trưởng thành hơn. Có những giới hạn là đường cùng, nhưng cũng có những giới hạn chỉ là ranh giới, điều quan trọng là con người có đủ sức mạnh để vượt qua.

d. Làm thế nào để nhận thức rõ lúc nào cần tuân thủ giới hạn, lúc nào cần vượt qua giới hạn

– Con người cần trang bị cho mình tri thức, bản lĩnh, kỹ năng sống…

– Một nền giáo dục khai phóng, một môi trường tự do, dân chủ, một cộng đồng đề cao giá trị con người.

3. Bài học nhận thức và hành động

– Giới hạn trong cuộc sống có nhiều loại, con người cần nhận thức rõ lúc nào ở trong giới hạn, lúc nào vượt qua giới hạn. Bứt phá giới hạn đúng lúc là tiền đề quan trọng dẫn tới thành công.

– Giới hạn của người này không phải là giới hạn của người khác, không áp đặt giới hạn của người khác vào bản thân mình và ngược lại. Mọi giới hạn đều chỉ có ý nghĩa tương đối, có những giới hạn tại thời điểm này lại không còn là giới hạn ở thời điểm khác…

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *