Nghị luận về cho và nhận qua câu chuyện Hai biển hồ

Đề bài: Nghị luận về cho và nhận qua câu chuyện Hai biển hồ

HAI BIỂN HỒ

Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ…Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này…
Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.

(Trích “Bài học làm người ”- Nhà xuất bản giáo dục)

Qua câu chuyện Hai biển hồ, em nhận được bài học ý nghĩa nào cho cuộc sống?

Hướng dẫn làm bài

1. Mở bài: nêu vấn đề nghị luận: trao và nhận.

Trong cuộc sống, quá trình trao và nhận luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi mối quan hệ và giao tiếp. Nó là nền tảng của tình yêu thương, sự sẻ chia và cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Câu chuyện về Biển Chết và Biển Galile là một minh chứng sâu sắc cho việc trao đi và nhận lại trong cuộc sống. Qua đó, chúng ta có thể nhận ra rằng thái độ sống của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính mình và cả những người xung quanh.

2. Thân bài

a. Giải nghĩa:

– Nghĩa đen theo nghĩa khoa học:

+ Biển Chết là do vị trí hồ không thuận lợi xung quanh không có kênh rạch hay lối thoát nên nước từ thượng nguồn đổ về đây bị ứ đọng dần dần tích tụ lượng muối lớn, làm cho nồng độ muối trong nước quá cao.

+ Nước quá mặn nên không sinh vật nào sống được nên dẫn đến hoang vu thiếu sự sống.

+ Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.

b. Bài học rút ra từ câu chuyện.

– Câu chuyện đã đem đến bài học thật ý nghĩa trong cuộc sống:

– Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hệ, những giao tiếp, những sinh hoạt luôn “ trao” và “ nhận”. Xã hội sẽ không tồn tại nếu thiếu quá trình này.

– Hãy biết chia sẻ để nó lan tỏa và biến thành niềm vui…

– Biển chết: biểu tượng cho một loại người ích kỷ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình. (dẫn chứng từ thực tế cuộc sống).

– Biển Galile: biểu tượng cho mẫu người giàu lòng vị tha, nhân hậu, sống vì người khác, luôn mở rộng vòng tay cho và nhận. (dẫn chứng từ thực tế cuộc sống ).

c. Bàn luận mở rộng:

– Khẳng định cách nhìn, thái độ sống chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ xung quanh (dẫn chứng- phân tích-so sánh, đối chiếu… ).

– Liên hệ: Cuộc sống cần có sự đồng cảm, biết sẻ chia để nỗi buồn vơi đi, niềm vui, hạnh phúc nhân lên( hãy dang rộng đôi tay với những nạn nhân bị chất độc màu da cam; đồng bào đang chịu cảnh thiên tai bão lụt, những số phận bất hạnh…)

3. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề.

– Bài học cho bản thân:

+ Cách ứng xử và thái độ đối với những người xung quanh.

+ Cách ứng xử, cho và nhận đối với cuộc đời.

Tóm lại, quá trình trao và nhận không chỉ đơn thuần là hành động vật chất mà còn là biểu hiện của lòng vị tha, sự đồng cảm và tình yêu thương. Câu chuyện về Biển Chết và Biển Galile đã mang đến một bài học quý giá về cách sống có ích cho cộng đồng, biết chia sẻ và đón nhận. Bản thân mỗi người cần tự rèn luyện thái độ sống tích cực, biết trao đi yêu thương và nhận lại sự chân thành để xây dựng một cuộc sống đầy ý nghĩa và hạnh phúc.

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This will close in 0 seconds