Nghị luận về hiện tượng đua đòi theo xu hướng trào lưu trên mạng xã hội hiện nay

Ngày nay, mạng xã hội trở thành mảnh đất màu mỡ cho nhiều trào lưu, xu hướng mới xuất hiện. Tuy nhiên, việc đua đòi, chạy theo những “trend” một cách thiếu chọn lọc đang trở thành hiện tượng phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến lối sống cá nhân mà còn tác động tiêu cực đến các giá trị xã hội. Cần nhìn nhận đúng để sử dụng mạng xã hội một cách tỉnh táo và có trách nhiệm.

Nghị luận về hiện tượng đua đòi theo xu hướng trào lưu trên mạng xã hội hiện nay

1. Giải thích

+ Xu hướng, trào lưu trên mạng xã hội là hướng chuyển biến của một vấn đề, một sự vật, sự việc xuất hiện nổi bật trong đời sống xã hội thu hút nhiều người tham gia: trào lưu “đúng nhận sai cãi”, “chill”,

+ Đua đòi theo trào lưu, xu hướng là hiện tượng con người bất chấp sự phù hợp hay không phù hợp, hùa theo một cách ồ ạt, không iểm soát được của những sự vật sự việc xuất hiện trên mạng xã hội.

2. Thực trạng của vấn đề

– Biểu hiện của việc đua theo trào lưu, xu hướng trên mạng xã hội:

+ Đắm chìm vào mạng xã hội với các hoạt động: đăng status, khoe ảnh, bình luận dạo,…

+ Lấy việc người khác like, bình luận, chia sẻ ảnh hay bài viết của mình làm thú vui.

+ Đăng tải, chia sẻ những nội dung nhạy cảm nhằm mục đích câu like, thu hút sự tò mò, hiếu kì của đám đông.

– Tính chất, mức độ ảnh hưởng của hiện tượng:

+ Hiện tượng đua đòi theo trào lưu, xu hướng ngày càng phổ biến trong xã hội: từ các đô thị lớn tràn về các miền quê.

+ Hiện tượng đua đòi theo trào lưu, xu hướng từ thanh niên xuống thiếu niên (Học sinh cấp ba, cấp hai…)

+ Mức độ ảnh hưởng của các trào lưu, xu hướng ngày càng rộng vào thu hút đông đảo thanh thiếu niên. Trào lưu hiện nay phát triển rất nhanh và lan tỏa rất rộng bởi công nghệ đã giải quyết được bài toán về tính cập nhật các xu thế mới, trong khi các thế hệ trước thì chỉ đa phần thông qua truyền miệng hoặc phương tiện truyền thông truyền thống”.

Nghị luận về hiện tượng đua đòi theo xu hướng trào lưu trên mạng xã hội hiện nay

3. Hậu quả

+ Không kiểm soát được thời gian của bản thân, tiêu tốn vào những việc vô ích, vô nghĩa làm ảnh hưởng đến học tập và công việc.

– Có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực: bắt chước, làm theo một cách mù quáng và thiếu hiểu biết dẫn đến hậu quả khôn lường.

VD: “Có một thời gian, trào lưu múa quạt của một nhân vật khá tai tiếng được nhiều học sinh, sinh viên ở các trường trình diễn tại lễ hội văn nghệ tại trường và đăng tải lên Youtube. Một số trường do không để ý hoặc theo dõi cuộc sống mạng nên không phản đối gì. Hệ quả là học sinh, sinh viên tưởng rằng những điều trường không cấm đồng nghĩa rằng trường đồng ý hoặc thỏa hiệp với những điều tiêu cực. Vô tình để lọt những thần tượng xấu trong giới trẻ, làm lệch lạc tư tưởng, lối sống của học sinh, sinh viên.

4. Nguyên nhân

– Khách quan: Sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến của các trang mạng xã hội với những nội dung lôi cuốn, hấp dẫn; do môi trường sống và học tập ảnh hưởng…

+ Chúng giúp chúng ta trở nên thú vị hơn trong mắt bạn bè đồng trang lứa, giúp những cuộc trò chuyện giữa mọi người đầy màu sắc, sinh động. Chẳng hạn như các clip hài, clip rap có lồng ghép kiến thức cuộc sống một cách khéo léo, trẻ trung. Nó khiến cho việc bổ sung kiến thức trở nên hài hước, thú vị chứ không như những bài giảng khô khan. Đây cũng là một “điểm sáng” nhưng chỉ tiếc là còn khá hiếm hoi”.

– Chủ quan:

+ Do sự quản lí lỏng lẻo của gia đình, nhà trường; do sự hiếu kì, muốn thể hiện bản thân, muốn trở nên nổi tiếng…

+ Tâm lý muốn cổ xúy những điều “giật gân”, ngông để trở nên cá tính, sành điệu trong mắt người khác; bị cuốn theo ảnh hưởng của thuật toán và công nghệ thuyết phục

+ Do sự thay đổi về thị hiếu đọc, xem của giới trẻ: phần lớn không nhằm thu thập kiến thức mà đọc chỉ mang tính giải trí và “vô thưởng vô phạt”;

5. Biện pháp khắc phục

+ Đối với các cơ quan chức năng: cần quản lí chặt chẽ các trang mạng xã hội, phát huy tính tích cực và hạn chế những nội dung vô bổ trên các không gian mạng…Nhà trường nên tạo thêm nhiều hoạt động mang tính tương tác đời thực, cung cấp những khóa học hướng dẫn các bạn làm sao để không bị thuật toán hay mạng xã hội dẫn dắt.

+ Những tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa cũng cần nỗ lực tạo thêm nhiều tác phẩm có chiều sâu để giúp giới trẻ được hun đúc tinh thần, niềm tự hào dân tộc, đứng vững trước “cơn bão” thông tin, hình ảnh, các trào lưu “thượng vàng hạ cám” trên mạng lẫn đời sống thực như hiện nay”.

+ Đối với mỗi cá nhân: trang bị kiến thức, hiểu biết về tác hại của của việc lạm dụng các trang mạng xã hội; tìm hiểu tính hữu ích của việc sử dụng hợp lí mạng xã hội; tham gia các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động xã hội lành mạnh; …

+ Đối với bản thân: mở rộng mối quan tâm đến những việc làm thiết thực, hữu ích như đọc sách, nghiên cứu khoa học, chơi thể thao…; sống lành mạnh; xây dựng kế hoạch, thời gian biểu khoa học, phù hợp; cần thận trọng khi tương tác mạng và luôn nâng cao hiểu biết xã hội để có chính kiến riêng của mình, tránh a dua, cổ xuý hùa theo tâm lí đám đông.

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *