Nghị luận về lòng bao dung qua câu chuyện Tờ giấy trắng

Đề bài: Nghị luận về lòng bao dung qua câu chuyện Tờ giấy trắng

Tờ giấy trắng

Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ, và hỏi:
– Các em có thấy đây là gì không?
Tức thì cả hội trường vang lên:
– Đó là một dấu chấm.
Ngài hiệu trưởng hỏi lại:
– Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư ?
Và ngài kết luận:
– Thế đấy, con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt, mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc, hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.

Hướng dẫn làm bài

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận : Cần có tấm lòng bao dung, vị tha đối với những người xung quanh mình, cần có cái nhìn giàu tính nhân văn.

Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo, ai cũng có thể mắc lỗi lầm. Điều quan trọng không phải là chỉ trích hay phán xét, mà là biết nhìn nhận con người một cách công bằng, nhân văn. Tấm lòng bao dung và vị tha giúp ta không chỉ thấu hiểu, cảm thông với người khác mà còn góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn. Câu chuyện về thầy hiệu trưởng và tờ giấy trắng với chấm đen là một bài học sâu sắc, nhắc nhở chúng ta về cách nhìn nhận con người với sự khoan dung và trân trọng những điều tốt đẹp.

2. Thân bài

a. Tóm tắt

– Đây là câu chuyện hấp dẫn thú vị về cách giáo dục của thầy hiệu trưởng đối với học sinh. Thầy đã dùng một hình ảnh cụ thể, đơn giản, gần gũi là tờ giấy trắng và chấm tròn đen để tác động đến học sinh.

=> Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện khuyên chúng ta cần có tấm lòng bao dung, vị tha đối với những người xung quanh mình, cần có cái nhìn giàu tính nhân văn.

b. Bàn luận

– Bàn về ý nghĩa giáo dục: Cuộc sống đầy rẫy những cám dỗ, con người ai cũng có thể mắc lỗi lầm. Vì vậy đừng quá chú trọng vào lỗi lầm nhỏ của họ mà không thấy những ưu điểm, tích cực có trong con người họ. ( hs phân tích và lấy dẫn chứng).

– Liên hệ hiện tại: Trong lớp học luôn có những bạn mắc lỗi. Vậy hãy biết tha thứ cho người bạn đó khi họ làm sai một lỗi nhỏ để bạn ấy có cơ hội làm lại và trở thành người tốt hơn. ( hs phân tích và lấy dẫn chứng).

– Bàn luận ngược: Những người cố chấp, luôn soi xét lỗi lầm của người khác thì sẽ ra sao?

*Bài học: Hiểu ý nghĩa đúng đắn của câu chuyện, khuyên nhủ chúng ta cần có tấm lòng bao dung, vị tha đối với những người xung quanh mình, cần có cái nhìn giàu tính nhân văn.

3. Kết bài

– Khái quát vấn đề cần nghị luận, liên hệ bản thân.

Cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi ta biết yêu thương và bao dung với những người xung quanh. Thay vì chỉ nhìn vào những sai lầm nhỏ, hãy tập trung vào những điểm tốt đẹp mà mỗi người sở hữu. Khi ta mở lòng, cho đi sự tha thứ, ta không chỉ giúp người khác có cơ hội sửa đổi mà còn giúp chính mình sống thanh thản và hạnh phúc hơn. Hãy để lòng vị tha trở thành ngọn đèn soi sáng tâm hồn, giúp ta đối xử với nhau bằng sự nhân ái và bao dung.

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This will close in 0 seconds