Nghị luận về lòng biết ơn qua câu chuyện về Một danh tướng

Đề bài: Nghị luận về lòng biết ơn qua câu chuyện về Một danh tướng.

“Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
– Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là……….
Người thầy giáo già hốt hoảng:
– Thưa ngài, ngài là……….
– Thưa thầy, với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào….”

Bằng một bài văn ngắn hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên

Hướng dẫn làm bài

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận : lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế,thấu tình đạt lí giữa con người với con người.

Trong cuộc sống, lòng biết ơn là một phẩm chất cao đẹp thể hiện sự trân trọng đối với những người đã giúp đỡ, dạy dỗ ta nên người. Bên cạnh đó, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lý cũng là thước đo nhân cách của mỗi con người. Câu chuyện về vị danh tướng và người thầy cũ không chỉ khắc họa rõ nét tinh thần “tôn sư trọng đạo” mà còn là bài học sâu sắc về cách ứng xử đầy khiêm nhường, tôn trọng giữa con người với con người.

2. Thân bài

a. Tóm tắt nội dung:

Người học trò tuy đã trở thành một người nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một danh tướng) nhưng vẫn nhớ tới người thấy dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò về thăm thầy giáo cũ và có cách ứng xử khiêm tốn đúng mực, thể hiện sự kính trọng lòng biết ơn đối với thầy giáo của mình. Ngay cả khi thầy giáo coi vị tướng là ngài thì ông không thay đổi cách xưng hô (con – thầy)

Ngược lại thầy giáo cũ rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí.

=> Câu chuyện ngắn gọn hấp dẫn, nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế,thấu tình đạt lí giữa con người với con người.

b.Bình luận

– Trong cuộc sống phải thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn đó thể hiện qua lời nói, việc làm, hành động cụ thể.

– Cách ứng xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp.

– Mỗi người hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực để hoàn thiện nhân cách mỗi con người.

Hãy lẫy dẫn chứng trong các tác phẩm văn học để minh họa.

c. Bàn luận mở rộng:

– Đề cao bài học biết ơn xứng với đạo lí “Uống nước nhờ nguồn”, truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

– Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn có những con người có hành vi ứng xử phi đạo lí vô ơn thầy cô, trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn xưng hô thiếu chuẩn mực.

– > Từ câu chuyện đó ,chúng ta rút ra bài học nhân sinh sâu sắc: Lòng biết ơn,cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí đó là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người

3. Kết bài

– Khái quát vấn đề cần nghị luận, liên hệ bản thân.

Câu chuyện về vị danh tướng đã để lại bài học ý nghĩa về lòng biết ơn và cách ứng xử đúng mực trong cuộc sống. Một xã hội tốt đẹp được xây dựng từ những con người biết trân trọng quá khứ, kính trọng người đã từng dìu dắt mình và ứng xử với nhau bằng sự chân thành. Mỗi chúng ta cũng cần rèn luyện cho mình thái độ sống biết ơn và cách đối nhân xử thế hợp lý, bởi đó chính là nền tảng làm nên phẩm giá và giá trị của con người.

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *