Nghị luận về Mấu chốt của thành đạt là ở đâu

Đề bài: “Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho.”

(Nguyên Hương trò chuyện với bạn trẻ – Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục năm 2011, trang 11)

Suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Hướng dẫn làm bài

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Mấu chốt của thành đạt

Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn được thành công, được ghi nhận và khẳng định giá trị của bản thân. Tuy nhiên, con đường đi đến thành đạt lại không hề giống nhau ở mỗi người. Có người cho rằng thành công là do may mắn “gặp thời”, có người lại nghĩ là do hoàn cảnh bắt buộc phải vươn lên, người khác thì tin rằng điều kiện học tập hay tài năng bẩm sinh là yếu tố then chốt. Những ý kiến ấy tuy khác nhau nhưng đều phản ánh những yếu tố ảnh hưởng đến thành công. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở chính bản thân mỗi người – ở sự kiên trì, nỗ lực, và ý chí vượt khó không ngừng nghỉ. Vậy mấu chốt thật sự của thành đạt là gì?

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm:

– Hiểu thành đạt: Thành công đạt được ước mơ, lý tưởng có ích trong xã hội được mọi người ghi nhận, tôn vinh.

– Gặp thời: tức là gặp may, có cơ hội nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi.

– Hoàn cảnh bức bách: Tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, chán nản, thối chí, có người phải gồng mình vượt qua.

– Có điều kiện học tập: Có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi nhưng lại mải chơi ăn diện, kết quả học tập rất bình thường.

Có tài năng trời cho: Nói tới tài năng thì ai cũng có chút tài, nhưng điều đó chỉ mới là khả năng tiềm tàng nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột.

Mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan của mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp, không nêu quên rằng thành đạt là làm được một cái gì đó có ích cho mọi người, có ích cho xã hội được xã hội thừa nhận.

b.Bàn luận và mở rộng:

HS có thể tự cảm nhận theo cách hiểu của mình, song phải hợp lí. Dưới đây là một số gợi ý:

+ Trong cuộc sống, con người phải có ước mơ, lý tưởng, hoài bão đẹp- đó là sống có ích cho xã hội. Phải thường xuyên trau dồi về kiến thức, về đạo đức để phát huy những khả năng vốn có của bản thân và không ngừng học hỏi để phấn đấu thực hiện được mơ ước của bản thân.

+ Dù gặp bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, con người cần phải có lòng dũng cảm, nghị lực và bản lĩnh vững vàng. Điều đó sẽ tạo cho con người có sức mạnh, tự tin vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.

+ Khi đối mặt với khó khăn, con người cần tìm ra giải pháp cần thiết để từng bước vượt qua khó khăn, trở ngại của cuộc sống.

+ Phải nuôi dưỡng niềm tin chiến thắng.

c. Bàn luận mở rộng:

+ Phê phán thái độ, hành động buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin, khi thất bại thì đổ lỗi cho hoàn cảnh.

+ Dũng cảm dám đối mặt với thử thách, không gục ngã trước hoàn cảnh là chìa khóa của thành công. HS có thể lấy một số tấm gương về lòng dũng cảm, không gục ngã trước hoàn cảnh không gục ngã trước hoàn cảnh cuối cùng đã thành đạt : Trạng nguyên Nguyễn Hiền, lãnh tụ Hồ Chí Minh trong những năm hoạt động cách mạng, thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí…

3. Kết bài

– Khái quát vấn đề cần nghị luận, liên hệ bản thân.

Thành đạt không đến từ những điều ngẫu nhiên hay hoàn cảnh thuận lợi, mà từ ý chí mạnh mẽ, sự kiên trì, đạo đức tốt và tinh thần cầu tiến trong từng con người. Cuộc đời mỗi người là một hành trình tự bước đi, tự đối mặt và chinh phục khó khăn. Là học sinh, em hiểu rằng muốn vươn tới thành công, em cần học tập chăm chỉ, rèn luyện bản thân mỗi ngày, không ngừng nuôi dưỡng ước mơ và vững tin vượt qua mọi thử thách. Bởi vì chỉ khi con người không ngừng nỗ lực, họ mới xứng đáng nhận được trái ngọt của thành đạt.

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *