Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của quan điểm chấp nhận là khôn ngoan của tác giả.
Bài làm
Mở bài
Trong cuộc sống, không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra như ý muốn. Có những điều xảy ra khiến ta buồn bã, thất vọng, thậm chí muốn buông xuôi. Chính vì vậy, quan điểm “chấp nhận là khôn ngoan” mang đến một lời nhắn nhủ sâu sắc: thay vì chống đối hay than vãn, hãy học cách bình tĩnh đón nhận và đối mặt với những điều không thể thay đổi. Chấp nhận không phải là đầu hàng, mà là bước đầu để ta đứng dậy mạnh mẽ hơn.
Thân bài
– “Chấp nhận” là bằng lòng với những gì bạn có được và những điều bạn gặp phải.
– Chỉ khi học được cách chấp nhận nghịch cảnh bạn mới có thể vượt qua được hoàn cảnh khó khăn ấy. Những người có thể chấp nhận và đứng dậy trong nghịch cảnh mới là vĩ đại thật sự. Nghị lực phát xuất trong tình cảnh tuyệt vọng mới phát huy được sức mạnh tiềm ẩn trong con người. Khi chấp nhận những điều trái ý như một thực tế tất nhiên phải có, chúng ta sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều trong việc đối mặt và vượt qua, hoặc thậm chí chỉ là để chịu đựng trong một khoảng thời gian. Nếu nhận thức được điều này, bạn sẽ tránh được những thái độ bực dọc, cau có không cần thiết, giữ được sự sáng suốt trong công việc và trở thành người khôn ngoan, khéo léo trong cách cư xử. Thất bại cho ta thấy những hạn chế của bản thân mình. Chấp nhận thất bại chính là thừa nhận trách nhiệm, những gì mình đã làm sai. Thất bại để trưởng thành hơn: “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Chính những lần thất bại giúp ta có kinh nghiệm quý giá để tránh những va vấp về sau. Ví dụ đơn giản nhất đó là khi bạn tập chạy xe đạp, khi bạn dám đối mặt với nỗi sợ chênh vênh và chấp nhận những vết trầy, chảy máu bạn mới có thể chạy được. Mỗi lần đứng dậy sau những thất bại là mỗi lần chúng ta khôn ngoan hơn. Chấp nhận thực tế, tin vào chính mình để luôn được vui vẻ, hạnh phúc và có động lực để phấn đấu. Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai cũng có thể học được cách chấp nhận. Một số người trở nên yếu đuối, hèn nhát trước những thử thách. Một số khác thì không tin vào khả năng của mình, luôn ỷ lại vào người khác, sợ thất bại.
Kết bài
– Bài học: Phê phán những suy nghĩ, hành động sai lầm đó, cố gắng rèn luyện và học cách chấp nhận để có thể vượt qua khó khăn, thử thách.
Không ai sống mà không gặp khó khăn hay vấp ngã. Quan trọng là sau mỗi lần như thế, ta có biết chấp nhận và rút ra bài học cho chính mình hay không. Học cách chấp nhận giúp ta trưởng thành, điềm tĩnh và khôn ngoan hơn trong hành trình sống. Vì thế, thay vì than trách số phận, mỗi người hãy học cách đối diện, vững vàng bước qua – bởi sau cùng, người biết chấp nhận mới thật sự là người mạnh mẽ.