Nghị luận về quan điểm học từ người nhiều chuyện người cố chấp người tàn nhẫn

Đề bài: “Tôi học sự thinh lặng nơi người nhiều chuyện, học tính chịu đựng nơi người cố chấp, học lòng tử tế nơi người tàn nhẫn.” (Kahlil Gibran)
Viết bài văn khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về quan điểm học từ “người nhiều chuyện, người cố chấp, người tàn nhẫn” được đề cập trong ý kiến trên.

Nghị luận về quan điểm học từ người nhiều chuyện người cố chấp người tàn nhẫn

Bài làm

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

Cuộc sống là một hành trình dài mà ở đó, con người không ngừng học hỏi để trưởng thành và hoàn thiện chính mình. Điều đặc biệt là bài học không chỉ đến từ điều tốt đẹp, mà đôi khi lại xuất hiện từ những điều ta cho là tiêu cực, đáng tránh né. Kahlil Gibran từng nói: “Tôi học sự thinh lặng nơi người nhiều chuyện, học tính chịu đựng nơi người cố chấp, học lòng tử tế nơi người tàn nhẫn.” Câu nói tưởng chừng nghịch lý ấy lại chứa đựng một quan điểm sâu sắc về sự học – rằng những khuyết điểm, mặt trái của con người cũng có thể trở thành tấm gương phản chiếu giúp ta sống đẹp hơn, tử tế hơn. Tôi cho rằng đây là một quan điểm rất đúng đắn, đáng để suy ngẫm trong cuộc sống hôm nay.

* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận

– Giải thích vấn đề nghị luận:

+ Sự học là việc học tập để tự hoàn thiện của con người.

+ Thinh lặng, chịu đựng, tử tế là những phẩm chất, ứng xử tốt đẹp.

+ Nhiều chuyện, cố chấp, tàn nhẫn: thói quen, tính cách, quan điểm xấu ở con người.

Tóm lại, việc học tập những điều tốt đẹp để hoàn thiện bản thân của con người có thể đến từ những điều khó chịu, xấu xa trong cuộc sống.

– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Đây là quan điểm đúng đắn.

• Cơ sở:

+ Con người sinh ra đã có khả năng tiếp nhận và chuyển hóa thông tin từ bên ngoài thành nhận thức, hiểu biết bên trong.

+ Từ lạc hậu loài người đến được với văn minh, là nhờ biết quan sát, phát hiện, làm theo và rút kinh nghiệm. Sự học diễn ra mọi lúc mọi nơi, trong từng sự việc, sự vật như thế.

• Ý nghĩa:

+ Học từ những điều xấu xa khó chịu là cách để soi chiếu bản thân:

. Tự hiểu giới hạn của nỗi sợ, lòng tin, yếu kém, thành kiến,… của bản thân.

+ Nhận thức được sự sai trái từ những điều xấu xa, khó chịu là cách để hoàn thiện bản thân:

. Hình thành được cách ứng xử phù hợp: nói năng và im lặng đúng việc, đúng hoàn cảnh, đúng người,…

. Hình thành được những phẩm chất tốt: nhẫn nhịn, chịu đựng tránh được mâu thuẫn, xung đột; đối xử tốt với mọi người, mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát bản thân;

. Hình thành được những thói quen tốt: không đi trễ, lướt điện thoại thường xuyên,…

. Hình thành được những nhận thức tốt: nhìn mọi thứ bằng con mắt khác, tích cực hơn,…

+ Học từ những điều xấu xa, khó chịu là cách để thúc đẩy sự phát triển chung: xã hội văn minh hơn, tốt đẹp hơn,…

– Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện,…

+ Học từ những điều xấu xa, khó chịu nhưng không được để bản thân bị lôi kéo, ảnh hưởng, tác động.

+ …

* Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

+ Nhận thức: trân trọng mỗi điều đến với bản thân kể cả những điều xấu xa, khó chịu, xem đó là cơ hội, “món quà” để thay đổi.

+ Hành động: rèn thói quen tốt, chuyển hóa nhược điểm thành ưu điểm, biến điều xấu thành thế mạnh.

Trong một thế giới đầy biến động, con người không thể lựa chọn hoàn cảnh mình sẽ gặp, nhưng có thể lựa chọn cách học hỏi và trưởng thành từ hoàn cảnh ấy. Học từ cái xấu không phải là chấp nhận cái xấu, mà là để nhận diện, vượt lên và chuyển hóa nó thành điều tốt đẹp cho chính mình và cho cuộc sống xung quanh. Mỗi người chúng ta, nhất là người trẻ, cần học cách biết ơn cả những va vấp, những điều trái ý, để từ đó rèn luyện bản lĩnh, nhân cách và sống nhân ái hơn mỗi ngày. Bởi suy cho cùng, điều đáng quý nhất không phải là bạn gặp điều gì, mà là bạn đã học được gì từ những điều ấy.

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *