Nghị luận về thực trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay

Đề bài: Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về vấn đề: thực trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay.

Bài làm

* Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: thực trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay.

– Đây là một vấn đề mang tính thời sự, cần thiết phải đưa ra bàn luận.

Có khi nào bạn tự hỏi: đã bao lâu rồi mình chưa cầm một cuốn sách lên và say sưa đọc? Giữa nhịp sống hiện đại đầy những tiếng chuông thông báo và những cuộc trò chuyện ngắn ngủi trên mạng xã hội, thói quen đọc sách ở giới trẻ dường như đang bị bỏ quên. Nhìn vào thực trạng này, tôi tin rằng đã đến lúc mỗi chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến việc giữ gìn và nuôi dưỡng thói quen đọc sách trong cuộc sống hằng ngày.

2. Triển khai vấn đề nghị luận

2.1. Thực trạng:

– Một bộ phận giới trẻ ngày nay vẫn còn niềm đam mê với sách.

– Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một bộ phận không nhỏ giới trẻ đã bỏ quên hoặc chưa có thói quen đọc sách; thay vào đó, họ tìm đến các thú giải trí khác như mạng xã hội, tik tok, intagram, hay các cuộc tụ tập cà phê, trà sữa, nhậu nhẹt,…

2.2. Lợi ích của việc đọc sách:

– Giúp con người suy tư sâu hơn về cuộc sống cũng như về bản thân mình.

– Giúp trau dồi kiến thức và khả năng ngôn ngữ.

– Giúp chúng ta tránh được những tiêu cực do mạng xã hội hay các cuộc tụ tập bạn bè có thể gây ra, như sa vào các nguồn tin fake, các trang web không lành mạnh, thói nói xấu người khác,…

Nghị luận về thực trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay

2.3. Tác hại của việc không có thói quen đọc sách:

– Người không đọc sách sẽ khiến bản thân trở nên hời hợt, nông cạn, không có được sự điềm tĩnh trong việc nhìn nhận cuộc đời và bản thân.

– Không đọc sách khiến tâm hồn ngày càng trở nên chai sạn, thậm chí dẫn đến vô cảm.

– Không đọc sách mà chỉ lướt face, xem ảnh khiến cho con người dần trở nên lười biếng, không có được sự kiên trì, tập trung cần thiết cho việc học tập.

2.4. Giải pháp:

– Cần ý thức được tầm quan trọng của sách, nhất là sách giấy đối với cuộc sống con người.

– Cần tuyên truyền và nhân rộng văn hóa đọc sách trong nhà trường và xã hội.

– Cần xây dựng các tủ sách cá nhân, tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học,… Từ đó hình thành từ sớm cho con cái thói quen đọc sách.

3. Rút ra bài học cho bản thân

– Cần dành ra mỗi ngày một khoảng thời gian nhất định để đọc sách.

– Cần tìm đến những cuốn sách bổ ích, phù hợp với bản thân để đọc.

– Cần có cách đọc sách khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.

Sách không chỉ dạy chúng ta kiến thức mà còn mở ra những vùng trời mới cho tâm hồn được bay xa. Dù bận rộn hay mệt mỏi đến đâu, dành một chút thời gian mỗi ngày để đọc sách sẽ giúp cuộc sống của chúng ta sâu sắc và ý nghĩa hơn. Tôi hiểu rằng, đọc sách không phải là việc làm cho có, mà là hành trình âm thầm gieo mầm tri thức và yêu thương trong chính trái tim mình.

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *