Đề bài: Thời gian gần đây, trào lưu “chữa lành” (healing) đang nở rộ trong giới trẻ. Không chỉ trên các diễn đàn mạng xã hội mà trong các buổi cà phê, gặp mặt tán gẫu, cụm từ “đi chữa lành” cũng trở thành câu cửa miệng mỗi khi có chuyện không hài lòng.
Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) thể hiện quan điểm của mình về trào lưu chữa lành hiện nay.
Bài làm
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: trào lưu chữa lành.
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực và biến động, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần bên cạnh thể chất. Cũng từ đó, cụm từ “chữa lành” (healing) dần trở thành một khái niệm quen thuộc, đặc biệt phổ biến trong giới trẻ. Từ mạng xã hội đến đời sống hằng ngày, “đi chữa lành” không chỉ là một trào lưu mà còn là cách để người trẻ tìm kiếm sự an yên và cân bằng nội tâm. Tuy nhiên, đằng sau làn sóng lan tỏa mạnh mẽ ấy là những góc nhìn đa chiều, đặt ra không ít câu hỏi về bản chất, lợi ích và cả hệ lụy tiềm ẩn của trào lưu này. Chính vì vậy, việc nhìn nhận đúng đắn về hiện tượng “chữa lành” là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
* Triển khai vấn đề nghị luận: liệt kê các luận điểm một cách tuần tự và sử dụng lí lẽ cùng dẫn chứng để minh chứng cho từng luận điểm. Học sinh có thể sắp xếp các ý theo nhiều cách khác nhau để bày tỏ suy nghĩ của mình.
Ví dụ, có thể sắp xếp như sau:
– Giải thích và nêu thực trạng: Chữa lành là thuật ngữ dùng để chỉ các biện pháp trong việc hàn gắn, phục hồi sức khỏe, thể chất cũng như cảm xúc, tâm lý, tình cảm của con người sau những tổn thương; Trào lưu đang là một hiện tượng được nhiều người hưởng ứng, tham gia, trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người, nhất là giới trẻ; …; đang biến tấu theo nhiều biểu hiện, hình thức khác nhau.
– Những ích lợi và hậu quả của trào lưu này:
+ Xoa dịu được vết thương tâm lý, thoát khỏi lo âu, trầm cảm; tiếp thêm năng lượng để sống và làm việc;
+ Nhiều người sẵn sàng nghỉ việc để đi chữa lành khi chưa tổn thương; có thể sẽ làm bản thân trở nên tệ hơn: nỗi đau bị khoét sâu, suy nghĩ tiêu cực; tạo thành thói quen xấu,…
– Nguyên nhân: xuất phát từ nhu cầu thật sự của bản thân; hiệu ứng đám đông; tâm lí a dua đua đòi;…
– Giải pháp: Mỗi người cần nhìn vào bên trong, lắng nghe cơ thể và tâm hồn mình; Tìm cách chữa lành khi thật sự bị tổn thương; tạo đề kháng cho sức khỏe tinh thần bằng lối sống lạc quan, yêu đời,…
– Trào lưu chữa lành phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của con người trong cuộc sống hiện đại. Có nhiều quan điểm tranh cãi về trào lưu này nhưng khen- chê, tốt-xấu, đúng-sai là phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân
* Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
“Chữa lành” không phải là điều xấu, nhưng sẽ trở nên vô nghĩa nếu bị biến thành một trào lưu mang tính hình thức, chạy theo số đông mà không xuất phát từ nhu cầu thật sự bên trong mỗi người. Trong một thế giới nhiều áp lực và tổn thương tinh thần, biết lắng nghe bản thân, tìm cách hồi phục, sống tích cực và yêu thương chính mình là điều cần thiết. Nhưng đồng thời, ta cũng cần học cách đối diện, vượt qua và tạo sức đề kháng tinh thần để không gục ngã trước mỗi va vấp nhỏ nhoi. Chữa lành – nếu được hiểu đúng và thực hiện đúng cách – sẽ không chỉ là hành trình xoa dịu nỗi đau mà còn là bước khởi đầu cho một cuộc sống trưởng thành, mạnh mẽ và ý nghĩa hơn.