Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Trưởng thành là khi bạn nhận ra tự trọng còn có giá trị hơn cả tình yêu”.
Bài làm
* Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.
Trong hành trình trưởng thành, mỗi chúng ta đều phải đối diện với vô vàn lựa chọn, đánh đổi và cả những mất mát. Có người cho rằng, tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất trong cuộc đời. Nhưng rồi khi va chạm đủ nhiều, khi đã trải qua những thăng trầm của cảm xúc và cuộc sống, ta mới nhận ra: “Trưởng thành là khi bạn nhận ra tự trọng còn có giá trị hơn cả tình yêu.” Đây không chỉ là một nhận định sâu sắc, mà còn là lời nhắc nhở về việc giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân giữa những mối quan hệ đầy biến động. Với tôi, lòng tự trọng chính là điểm tựa vững chắc để mỗi con người biết yêu thương chính mình và sống một cách đầy bản lĩnh, mạnh mẽ.
* Triển khai vấn đề cần nghị luận
– Giải thích:
+ Trưởng thành: là có nhận thức sâu sắc, có trải nghiệm về cuộc sống.
+ Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình.
+ Tình yêu: cảm xúc thăng hoa trong tình cảm.
→Cả câu: Khi chúng ta trưởng thành, ta hiểu rằng điều quan trọng của cuộc đời mỗi người đó là lòng tự trọng.
– Bày tỏ quan điểm của người viết:
(1) Lòng tự trọng có từ đâu:
+ Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời chúng ta.
+ Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng.
+ Khi lớn lên, thành công hay thất bại, cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô, …đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành lòng tự trọng của mỗi người.
(2) Vai trò của lòng tự trọng:
+ Giúp chúng ta biết tôn trọng bản thân, cảm thấy tự tin, hạnh phúc.
+ Là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công.
+ Là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.
+ ….
– Lấy được dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.(Hs lấy dẫn chứng phù hợp)
– Mở rộng, bày tỏ quan điểm trái chiều, hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn.
+ Những trải nghiệm trong thời thơ ấu như hay bị chỉ trích gay gắt, bị la mắng, đánh đập,.. có thể dẫn đến nguy cơ khiến trẻ thiếu lòng tự trọng.
+ Những người thiếu tự trọng họ dễ bi quan trước thất bại, khó khăn, tinh thần sa sút,…
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân
Trưởng thành là khi ta không chỉ biết yêu, mà còn biết giữ gìn giới hạn, biết nói “không” với những điều khiến ta tổn thương, dù điều đó đến từ tình yêu. Và chỉ khi hiểu rõ giá trị của lòng tự trọng, con người mới thật sự biết cách yêu thương một cách đúng đắn – cả với người khác lẫn với chính bản thân mình. Bài học lớn nhất tôi rút ra chính là: đừng bao giờ vì tình cảm nhất thời mà đánh mất phẩm giá lâu dài. Bởi lòng tự trọng không chỉ là thước đo nhân cách, mà còn là nền tảng cho một cuộc đời an nhiên, kiêu hãnh và đầy giá trị.