Suy nghĩ về quan điểm Kết nối yêu thương để nhà luôn là nơi đồng nghĩa với niềm vui và sự bình yên

Đề bài: “Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.”
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, Phạm Lữ Ân)

Từ gợi dẫn của đoạn văn trên, cùng với hiểu biết của bản thân, em hãy viết một bài văn khoảng 1 trang giấy thi trình bày ý kiến của em về quan điểm “Kết nối yêu thương để nhà luôn là nơi đồng nghĩa với niềm vui và sự bình yên”.

Bài làm

1. Mở bài

– Dẫn dắt, nêu vấn đề

– Ý kiến về vấn đề

Mỗi người trong chúng ta, dù lớn hay nhỏ, dù ở đâu trên chặng đường đời, đều cần một nơi để trở về – đó là nhà. Nhưng như lời Phạm Lữ Ân từng viết: “Nhà là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm.” Điều ấy khiến em nhận ra rằng, một ngôi nhà chỉ thật sự ấm áp và bình yên khi trong đó có tình yêu thương, sự thấu hiểu và quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên. Chính vì vậy, em hoàn toàn đồng tình với quan điểm: “Kết nối yêu thương để nhà luôn là nơi đồng nghĩa với niềm vui và sự bình yên.”

2. Thân bài

a. Giải thích:

+ Nhà: nơi các thành viên trong gia đình sinh sống, quây quần, được yêu thương chăm sóc; là tổ ấm của mỗi người.

+ Kết nối yêu thương: là hành động, là những cách cư xử thể hiện tình cảm yêu thương, sự quan tâm, thấu hiểu giữa các thành viên trong gia đình.

=> Mỗi người cần có những hành động, cách cư xử thể hiện tình cảm, vun đắp hạnh phúc gia đình, để gia đình thực sự là nơi đem đến niềm vui, sự bình an cho mỗi thành viên.

Suy nghĩ về quan điểm Kết nối yêu thương để nhà luôn là nơi đồng nghĩa với niềm vui và sự bình yên

b. Biểu hiện:

+ Yêu thương, quan tâm, thấu hiểu các thành viên trong gia đình

+ Sống có trách nhiệm với mình và mọi người

+ Luôn trân trọng mái ấm gia đình…

– Ý nghĩa:

+ Từ mái ấm gia đình, mỗi người được nuôi dưỡng, trưởng thành

+ Gia đình là điểm tựa, là bến bờ

+ Gia đình mang cho ta niềm vui, hạnh phúc, bình an…
(Lấy dẫn chứng phù hợp: Vợ chồng nhà bác học Maricurie…)

– Liên hệ bản thân trong việc kết nối yêu thương trong gia đình mình (lấy lí lẽ và bằng chứng trong cuộc sống hằng ngày)

c. Mở rộng: phê phán những người không biết trân trọng tình thân, sẵn sàng từ bỏ/ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình…

3. Kết bài

+ Khẳng định vấn đề

+ Nêu bài học hành động cụ thể.

Gia đình không tự nhiên mà có được hạnh phúc, cũng chẳng thể bình yên nếu thiếu sự yêu thương và sẻ chia giữa những người thân. Kết nối yêu thương không phải là điều to tát, mà bắt đầu từ những hành động nhỏ: một lời hỏi han, một cái ôm, một bữa cơm sum họp… Là học sinh, em hiểu rằng mình cũng cần sống trách nhiệm, quan tâm, sẻ chia với cha mẹ và người thân, bởi chính điều đó sẽ góp phần nuôi dưỡng mái ấm của mình mỗi ngày. Hãy giữ gìn gia đình như một kho báu – bởi đó là nơi bình yên nhất ta có thể trở về giữa bộn bề cuộc sống.

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *