Suy nghĩ về ý nghĩa lời ru của mẹ qua bài thơ Đi dọc lời ru

Đề bài:

Đi dọc lời ru

À ơi…đi suốt cuộc đời,
Vẫn nghiêng cánh võng những lời mẹ ru
Câu ca từ thuở ngày xưa,
Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.
Chông chênh hạnh phúc xa vời,
Lắt lay số phận những lời đắng cay.
Mẹ gom cả thế gian này,
Tình yêu hạnh phúc trao tay con cầm
Nẻo xưa nước mắt âm thầm,
Đường gần trái ngọt con cầm trên tay.
À oi…
Bóng cả máy bay
Lời ru
đi dọc tháng ngày trong con…

(Chu Thị Thơm – “Bờ sông vẫn giỏ”, NXB Giáo dục 1999, tr.41).

Từ bài thơ hãy viết bài văn ngắn suy nghĩ về ý nghĩa lời ru của mẹ.

Hướng dẫn làm bài

1. Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề

– Những lời ru đó là mạch nguồn dịu ngọt nuôi dưỡng tình cảm giúp ta khôn lớn từng ngày.

Giữa nhịp sống hối hả và hiện đại hôm nay, đôi khi lòng người bất chợt lặng đi khi nghe văng vẳng đâu đó tiếng ru xưa vọng lại. Những lời ru ngọt ngào từ mẹ không chỉ là giai điệu dịu dàng đưa ta vào giấc ngủ thời thơ ấu, mà còn là dòng sữa tinh thần nuôi lớn tâm hồn, nhân cách. Trong bài thơ “Đi dọc lời ru”, Chu Thị Thơm đã gợi lại hình ảnh lời ru của mẹ như một miền ký ức thiêng liêng, dịu dàng và đầy sức mạnh – nơi chứa đựng cả tình yêu, niềm tin và ước vọng mẹ dành cho con trên suốt hành trình đời ngư

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề

– Lời mẹ ru : không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con.

Suy nghĩ về ý nghĩa lời ru của mẹ qua bài thơ Đi dọc lời ru

b. Phân tích, bàn luận

– Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ. Lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống.

– Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo : chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua…

– Không quên hết những lời mẹ ru : không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy, đó là : tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru. Là cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ.

– Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Bài thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ.

c. Bài học nhận thức, hành động

– Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát của mẹ, trong điệu nhạc du dương, trong những ngôn từ đẹp đẽ, ấm áp ngọt ngào đầy nhân bản của tình mẫu tử. Tiếng hát ru đưa chúng ta trở về những ngày ấu thơ.

– Niềm vui của con là khi được nằm trong vòng tay mẹ trên chiếc võng đong đưa. Từ lời ru của mẹ, con dần lớn lên và hoàn thiện nhân cách, con biết sống nghĩa tình bao dung.

3. Kết bài

– Đánh giá chung về vấn đề

– Ý nghĩa giáo dục của bài thơ.

Lời ru của mẹ không chỉ nằm trong ký ức mà còn theo con người suốt cả cuộc đời – là nền tảng tinh thần, là bài học làm người sâu sắc và cũng là biểu tượng cho tình mẫu tử bao la, bất diệt. Bài thơ của Chu Thị Thơm đã nhẹ nhàng đánh thức trong ta những cảm xúc lắng sâu nhất, nhắc nhở mỗi người hãy biết trân quý lời ru, trân quý mẹ – người đã âm thầm gieo yêu thương và nâng bước con qua từng giai điệu ngọt ngào. Bởi, đi hết cuộc đời, vẫn không đi hết những lời mẹ ru…

Yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *